Công nghiệp phụ trợ và tỷ lệ nội địa hóa dường như tách biệt nhau về hình thức nhưng nếu nhìn nhận theo mục tiêu phát triển công nghiệp nội địa thì hai vấn đề này thực chất lại là một. Tương ứng với ba hình thức của nội địa hóa sẽ có ba hình thức của công nghiệp phụ trợ.
19
Bảng 1.1. Các hình thức của công nghiệp phụ trợ
Ba hình thức nội địa hóa Ba hình thức công nghiệp phụ trợ
Sản xuất nội bộ của các công ty lắp ráp. Hỗ trợ ruột.
Thu mua từ các doanh nghiệp có vốn
FDI tại nước sở tại. Hỗ trợ hợp đồng.
Thu mua từ các doang nghiệp nội địa. Hỗ trợ thị trường.
Các hình thức này được hiểu như sau:
Hỗ trợ ruột: là loại hình mà một tập đoàn công nghiệp sẽ thành lập và phát triển cho mình một mạng lưới các nhà cung cấp dưới hình thức công ty mẹ - con, các công ty cung ứng chỉ thực hiện sản xuất linh kiện, phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí quyết công nghệ theo yêu cầu của công ty lắp ráp trong tập đoàn.
Loại hình này khá phổ biến ở các nước công nghiệp, được các tập đoàn mạnh ứng dụng rất thành công. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp CNPT ở Việt Nam thì cơ hội tham gia vào loại hình phụ trợ này còn khá thấp vì thực tế là cho tới nay, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ngành này còn yếu kém, khó có thể cung cấp những chi tiết đặc trưng nhất trong sản phẩm với những yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Hỗ trợ hợp đồng: là loại hình hỗ trợ được thực hiện theo cam kết giữa các nhà cung ứng với các công ty lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời điểm nhất định đối với các linh kiện ít quan trọng hơn.Riêng đối với công nghiệp Việt Nam thì loại hợp đồng này lại đang khá phổ biến. Hầu hết các nhà sản xuất lắp ráp lớn đều tìm kiếm và kí hợp đồng với những công ty cung cấp các linh kiện, nguyên liệu,…(bao gồm cả các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI) phù hợp với những yêu cầu mà họ cần để có thể cắt giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nội địa là khá ít và hầu hết chỉ cung cấp được những sản phẩm có chi tiết đơn giản, giá trị thấp, còn các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn thường do doanh nghiệp FDI cung cấp.
20
Hỗ trợ thị trường: là loại hình hỗ trợ mà các phụ tùng, phụ kiện có tính phổ biến không chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ, được các nhà sản xuất bán trên thị trường, không theo một cam kết nào đối với các nhà lắp ráp. Các công ty lắp ráp cũng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm mình cần trên thị trường, tuy nhiên, đối với các loại sản phẩm có tính hỗ trợ là đầu vào cho các ngành trung gian hay ngành sản xuất cuối cùng thì hình thức này chưa được phát triển và nhìn chung khả năng phát triển là khá thấp.
Như vậy, CNPT là ngành gắn liền với các ngành công nghiệp lắp ráp, trong đó, sản phẩm của ngành CNPT là đầu vào của các ngành công nghiệp kế tiếp khác. Bên cạnh đó, với những đặc điểm của mình như tính đa cấp, là ngành liên quan và bao trùm đến nhiều ngành sản xuất khác nhau, đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, độ chính xác và tính tiêu chuẩn hóa của sản phẩm, trình độ người lao động cũng như quản lý cao … thì CNPT đã thể hiện được rõ vai trò của nó trong trình thúc đẩy cơ cấu kinh tế của một đất nước, đặt biệt là một đất nước đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa như Việt Nam.