Tình hình phát triển của công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 39 - 42)

2.2.1.1. Các chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ hiện nay

Chủ trương của Chính phủ Việt Nam coi ngành CNPT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững quá trình công nghiệp hóa– hiện đại hóa đất nước từ nay cho tới năm 2020.Trong đó, chú trọng tới các đối tác chiến lược và các công ty đa quốc gia trong việc phát huy tối đa năng lực đầu tư cho ngành CNPT tại Việt Nam. Do đó, với trình độ như hiện nay, việc định hướng phát triển CNPT cần có một lộ trình cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn nhu cầu của thị trường, gắn với định hướng phát triển của ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong tương lai. Cụ thể, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã chú trọng và đưa ra những chính sách nhằm phát triển ngành CNPT như sau:

Năm 2007, Bộ Công nghiệp đã ban hành Quyết định số 34/2007/QĐ- BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Bản quy hoạch tập trung vào 5 nhóm nhóm ngành CNPT là: Dệt – may, Da – Giày, Điện tử – tin học, Sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo với mục đích phát triển CNPT trở thành khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH – HĐH từ nay tới năm 2020. Do đó, các ngành CNPT sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi và hỗ trợ riêng phù hợp với từng nhóm lĩnh vực. Qua đó, chính phủ cũng thể hiện rõ quan điểm là phát triển CNPT không chỉ để hỗ trợ cho ngành công nghiệp trong nước mà còn quan trọng hơn là để đón đầu làn sóng đầu tư FDI.

31

Năm 2009, Bộ Công thương đã thành lập Trung tâm phát triển Doanh nghiệp CNPT để xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối với các doanh nghiệp.Bên cạnh đó, tháng 4/2009, khu công nghiệp phụ trợ số 1 của Việt Nam đã được khởi công xây dựng với sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Bản.

Ngày 24/2/2011, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNPT, quy định các chính sách khuyến khích phát triển CNPT với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất, láp ráp ô tô, dệt may, da giày và CNPT cho phát triển các ngành công nghệ cao. Trong đó, danh mục các sản phẩm ưu tiên để phát triển CNPT đã được ban hành theo Quyết định số 1483/QĐ-TTg, ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài những chính sách chung về phát triển ngành CNPT thì Chính phủ cũng đã đưa ra những chính sách riêng cho từng nhóm ngành cụ thể cũng như những chính sách khác nhằm hỗ trợ như chính sách đầu tư, chính sách phát triển doanh nghiệp mới, chính sách tăng cường liên kết doanh nghiệp thông qua các khu, cụm công nghiệp, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách khoa học công nghệ.

Tóm lại, Việt Nam đã và đang từng bước chú trọng và hoàn thiện hơn những chính sách được ban hành. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các nhà chức trách cần phải có những chuyển biến rõ ràng, cụ thể hơn nữa để có thể xây dựng được một hệ thống chính sách đồng bộ và có tính khả thi cao, hỗ trợ phát triển CNPT nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung.

2.2.1.2.Thực trạng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Phát triển CNPT, trong đó từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa linh phụ kiện để sản xuất sản phẩm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được coi là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong khoảng mười năm gần đây, công nghiệp Việt Nam đã phát triển ngày càng nhanh và tốc độ tăng trưởng tăng từ 4 đến 5 điểm phần trăm.Đây được coi là một dấu hiệu đáng ghi nhận trong thời gian

32

vừa qua. Thêm vào đó, xét cả về trung và dài hạn, không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngành CNPT bởi CNPT liên quan tới hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo quan trọng như ô tô, xe máy, cơ khí, điện, điện tử, … Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành CNPT ở nước ta hiện nay đã bước đầu được triển khai và phát triển ở lĩnh vực sản xuất xe máy và điện gia dụng, nhờ sự giúp đỡ và đầu tư của các tập đoàn lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Trong đó, CNPT đã tạo giá trị gia tăng cho ngành sản xuất công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, nền công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn quá yếu, có quá ít ngành có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.Nguyên nhân không có sức cạnh tranh một phần vì cơ cấu đầu tư nghiêng về những ngành Việt Nam không có lợi thế so sánh (những ngành thuộc công nghiệp nặng) nên sản xuất chủ yếu là cho thị trường nội địa, FDI cũng tập trung nhiều vào ngành thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, cái yếu cơ bản nhất của công nghiệp Việt Nam có thể bắt nguồn từ sự yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ thể hiện ở các điểm sau:

- Thứ nhất,các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước do còn yếu kém

nên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn cao của các doanh nghiệp lắp ráp nên vẫn chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam đặc biệt là các loại máy móc, các ngành cơ khí. Hiện nay, CNPT mới chỉ sản xuất được các sản phẩm đơn giản, đa phần các sản phẩm chất lượng còn kém, giá thành cao (do công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, …) nên thị trường tiêu thụ hết sức hạn chế. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), tính đến tháng 9/2013, Việt Nam có khoảng 210 doanh nghiệp (DN) sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho 50 DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô. Nhưng, các linh kiện, phụ tùng đó chủ yếu là các sản phẩm đơn giản, hàm lượng công nghệ thấp, như: các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, xăm lốp, bộ tản nhiệt... Ngay

33

như ngành công nghiệp xe máy, hiện tỷ lệ nội địa hóa đạt mức trên 90%, thì số lượng DN Việt Nam tham gia cung cấp linh kiện cũng không nhiều và chỉ làm những sản phẩm đơn giản. Hơn nữa, hiện tại, Việt Nam mới chỉ sản xuất được linh kiện xe máy khi có sẵn thiết bị. Chính vì vậy, sản phẩm sản xuất ra có giá trị gia tăng còn khá thấp.Như vậy các doanh nghiệp lắp ráp trong nước sẽ không thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

- Thứ hai, các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta còn rất ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu kém. Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2012 cho thấy, trình độ công nghệ của phần lớn các DN sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta mới chỉ đạt ở mức trung bình so với khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ có sản phẩm của một số DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này là có trình độ tiến tiến. Chất lượng các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn thấp, nghèo nàn về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu, giá lại cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa sản xuất được những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao như các linh kiện bán dẫn, linh kiện cơ khí điện tử, quang điện tử…

- Thứ ba,nhânlực phục vụ CNPT chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam, khi mà các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vì thế, điều cốt yếu hiện nay là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng quản lý, khả năng ứng dụng và có tính sáng tạo để sản xuất ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 39 - 42)