phát triển công nghiệp phụ trợ
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng tác động tràn của FDI đến các doanh nghiệp trong ngành CNPT ở Việt Nam là chưa thực sự hiệu quả trong đó nguyên nhân xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, thể chế phát triển CNPT của Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Những vướng mắc cơ bản trong thể chế và chính sách phát triển CNPT như: (1) Chưa có quan điểm rõ ràng về CNPT để xác định các chủ thể tham gia vào phát triển CNPT; (2) Cơ chế vận hành còn chưa đầy đủ, chủ yếu là mệnh lệnh hành chính từ trên xuống, không bám sát nhu cầu thị trường; (3) Lúng túng trong việc đề ra các chính sách phát triển CNPT, chưa giải quyết được những khó khăn đặc trưng của lĩnh vực này3. Trong đó những bất cập vẫn còn tồn tại ở những chính sách hiện hành là:
3
TS. Phạm Tất Thắng, (2013), Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Một số vấn đề đặt ra, truy cập từ
50
- Mặc dù chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm phát triển CNPT tuy nhiên, các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, sản phẩm CNPT thực ra không mới, chủ yếu là tổng hợp các chính sách ưu đãi đã được ban hành trước đó. Ví dụ như các dự án ưu đãi về vốn: chủ đầu tư các dự án sản xuất CNPT là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng chính sách trợ giúp tài chính theo quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Trong đó, gần đây, các dự án xây dựng hạ tầng khu CNPT, dự án thuộc danh mục các ngành CNPT theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đều thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư theo nghị định số 75/2011/NĐ-CP, ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuát khẩu của Nhà nước.
- Chính sách ưu đãi CNPT dựa vào các tiêu chí địa bàn đầu tư là chưa hợp lý, chưa phản ánh được đặc điểm của ngànhlà đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ và lao động kỹ thuật cao và hệ quả là không khuyến khích doanh nghiệp CNPT. Thêm vào đó, nhưng quy định này làm cho việc thu hút đầu tư vào CNPT trở nên khó khăn hơn ở những tỉnh, thành phố không có hoặc không còn địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy rằng chính sách ưu đãi đối với CNPT được neo bởi địa bàn ưu đãi đầu tư ít, thậm chí còn không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Đã có những chính sách khác hỗ trợ CNPT như chính sách đầu tư, chính sách phát triển ngành cơ khí trọng điểm, … đã mang lại những tác động tích cực. Tuy nhiên, sự kết hợp của giữa các chính sách còn rời rạc, khả năng tiếp cận các ưu đãi không dễ dàng do thủ tục, quy trình phức tạp, chồng chéo và thiếu những tiêu chí cụ thể. Cụ thể như Quyết định số 1556/2012QĐ-TTg, ngày 17/10/2012 đã phê duyệt Đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNPT. Theo đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ được hưởng những ưu đãi ngang bằng với các doanh nghiệp trong cùng loại kinh
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=24104&print=t rue.
51
doanh thương mại, dịch vụ. Như vậy, trong bối cảnh thị trường khắc nghiệt, trình độ lao động chưa cao trong khi yêu cầu của nhà sản xuất lại cao nên những chính sách này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn cũng như tạo động lực cho doanh nghiệp tham gia vào ngành CNPT.
- Vẫn còn lúng túng trong việc xác định các ngành công nghiệp chính cần ưu tiên phát triển, kéo theo phát triển CNPT. Trong đó, quyết định số 55/2007/QĐ-TTg, ngày 20/4/2007 đã phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển. Theo đó, có 3 nhóm ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển là cơ khí chế tạo; thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới. Đến nay, cả 3 ngàng công nghiệp chính vẫn phát triển rất chậm, thiếu CNPT và chưa thực sự trở thành động lực để thu hút những ngành kinh tế khác do những chính sách ưu tiên chưa được rõ ràng.
- Chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp vẫn chỉ tập trung vào số lượng mà thiếu sự quy hoạch đồng bộ trên phạm vi cả nước. Các khu, cụm công nghiệp thường mang tính chất đa ngành, chưa phát huy được sự tương tác giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực trong khu, cụm công nghiệp. Ngoài ra, nhiều khu công nghiệp được đặt cạnh nhay nhưng không có sự khác biệt nên dẫn tới tình trạng cạnh tranh thu hút nhà đầu tư.
Thứ hai là,các chính sách về CNPT còn thiếu và chưa đủ mạnh. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến đáng kể ở tầm chính sách vĩ mô trong việc phát triển CNPT. Điều này đã được thể hiện qua 2 văn bản quan trọng là Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN, ngày 31/7/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Quy hoạch phát triển CNPT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định về chính sách phát triển một số ngành CNPT số 12/2011/QĐ-TTg, ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù vậy, các chính sách trên dường như vẫn chưa “chạm” đến các doanh nghiệp sản xuất CNPT, mức độ khuyến khích vẫn còn thiếu và yếu. Đồng thời chính sách phát triển CNPT chưa tạo lập được mối liên kết giữa
52
doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hơn nữa, ưu đãi thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong thời gian qua hầu như chỉ tập trung vào các tập đoàn lớn. Trong khi các doanh nghiệp CNPT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ, lại gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài, ở cả tầm Trung ương lẫn địa phương.
Thứ ba là, bản thân doanh nghiệp trong nước chưa thực sự cố gắng
bên cạnh những khó khăn muôn thuở về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp thị còn hạn chế,… thì hiện có hai hạn chế, bất cập nổi bật là: (1) Nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn quen với môi trường bao cấp, coi đây là việc của Nhà nước, phải hỗ trợ ở hầu hết các mặt từ vốn, sản xuất cho tới khâu tiêu thụ; (2) Tính hiệu quả và năng lực cạnh tranh còn thấp trong khi các doanh nghiệp có yêu cầu lại ngại đầu tư, ham nhập ngoại vì giá rẻ, không phải đầu tư,…
Thứ tư là, các nhà đầu tư e ngại đầu tư vào Việt Nam do vẫn gặp phải những khó khăn như: nguồn cung ứng điện thiếu ổn định; cơ sở hạ tầng bên ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp còn thiếu đồng bộ; nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế; CNPT trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất cả số lượng và chất lượng; nhiều vướng mắc về thuế, hải quan,…
Thứ năm là, chưa tạo lập được mối liên kết theo chiều dọc – chuỗi giá trị sản phẩm từ người cung ứng đầu vào – người sản xuất sản phẩm cuối cùng – người phân phối sản phẩm và theo chiều ngang – giữa các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm với sự phân công và hợp tác, để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ sáu, bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu thống kê, lao động trong các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện tại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông với tỉ lệ trung bình khoảng 69% lao động tốt nghiệp trung học. Tỉ lệ tốt nghiệp cao
53
đẳng, đại học khá tương đương nhau, khoảng 16% và 15%. Chỉ 1,28% là có trình độ sau đại học.Về lực lượng lao động có tới 75% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, việc thực hiện đầy đủ các chính sách BHXH, BHYT cho người lao động đã làm giảm đi chất lượng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các doanh nghiệp càng bị rơi vào thế bất lợi. Thêm vào đó, đa số các doanh nghiệp, ngay cả có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp pháp luật trong kinh doanh … điều này có ảnh hướng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam.
Như vậy, ngành CNPT ở Việt Nam sẽ ngày càng còi cọc nếu không có những biện pháp đúng đắn và kịp thời mà để làm được điều này thì môi trường trong nước cần có sự nỗ lực hơn nữa từ nhiều phía.
54
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ TRƢỚC TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI 3.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nƣớc
3.1.1. Nhóm giải pháp về khung pháp lý
Sớm ban hành một khung pháp lý đối với công nghiệp phụ trợ trong đó cần thống nhất nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của CNPT. Cần nâng cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ban, ngành với các doanh nghiệp liên quan trong quá trình thúc đẩy phát triển ngành CNPT.Bên cạnh đó, cần có chiến lược Quốc gia nâng cao nhận thức từ chính phủ đến cơ quan quản lý và các doanh nghiệp về CNPT, nhất là vị thế của các ngành sản xuất kỹ thuật cao.Ngoài ra, có thể nghiên cứu, soạn thảo nghị định thay thế Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển ngành CNPT. Trong đó, cần sửa đổi, bổ sung về nội dung chính sách để thể hiện hỗ trợ, ưu đãi mạnh mẽ hơn đối với ngành CNPT.
3.1.2. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Khi môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo điều kiện để thu hút các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam cũng như mở rộng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia hiện đang làm ăn tại Việt Nam. Việc này sẽ khuyến khích cầu về thị trường sản phẩm phụ trợ tăng lên đồng thời khuyến khích thêm các nhà thầu phụ, sản xuất phụ trợ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam. Làm được như vậy sẽ là cách thức ngắn nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thu việc chuyển giao công nghệ, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và năng dần trình độ sản xuất. Trong đó, phát triển công nghiệp phụ trợ bằng cách tạo điều kiện cho các đối tượng này tham gia cung ứng linh kiện, bộ phận cho các doanh nghiệp, tập đoàn.Để thực hiện được nội dung này thì nhất thiết đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành các
55
cấp trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là kết hợp giữa các doanh nghiệp lớn của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNPT. Qua đó, các doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh các liên kết dọc, liên kết ngang với các doanh nghiệp đa quốc gia.Trong đó, liên kết dọc là cung cấp các linh kiện, bộ phân cho các công ty FDI.Liên kết ngang là hợp tác với các công ty đa quốc gia để sản xuất cà xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Cần ban hành các chính sách hỗ trợ để khuyến khích đối với những đơn đặt hàng có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian dài đối với doanh nghiệp; hay các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn liên kết đầu tư thành lập các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất sản phẩm phụ trợ. Song song với việc đưa ra chính sách cần tổ chức bộ máy thi hành có hiệu quả, bộ phận kiểm tra giám sát minh bạch và công khai thông tin. Hơn thế nữa, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nòng cốt cho chiến lược phát triển CNPT, do đó, các chính sách đưa ra cần có sự ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển mạnh.
Liên kết và tổ chức các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do trình độ công nghệ và trình độ quản lý còn hạn chế nên Chính phủ cần có các chương trình hỗ trợ đào tạo dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có mong muốn trở thành nhà thầu phụ hoặc sản xuất sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp khác. Về nội dung chương trình đào tạo cần tập trung vào những chỗ mà doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam còn thiếu và yếu như kỹ năng vận hành máy móc, thiết bị, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công nghệ hay điều hành và quản lý sản xuất,… Chương trình đào tạo cần phải gắn với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, trong đó, cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bởi đây chính là nơi đưa ra các yêu cầu, kỳ vọng đối với nhà cung cấp và hơn ai hết, họ là những người tiêu thụ sản phẩm nên sẽ hiểu rõ hơn những yếu kém của nhà cung cấp nội địa. Thêm vào đó, cần phải tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí từ nguồn
56
vốn ngân sách hoặc vốn ODA cho các cơ sở tham gia đào tạo nguồn lực cho CNPT công nghệ cao tại Việt Nam.
Một điểm nữa cần lưu ý thêm ngoài việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thì Chính phủ cần ban hành các chính sách mang tính ổn định và bền vững. Nhanh chóng rà soát chính sách ưu đãi hiện hành và đáng giá việc thực thi trên thực tế để có hướng sửa đổi nhằm tăng tính hấp dẫn đối với những doanh nghiệp có ý định đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng kinh tế trọng điểm hình thành khu công nghiệp dành riêng cho CNPT và đầu tư CNPT trong các khu vực này được hưởng những ưu đãi của vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng đặc biệt khó khăn. Để làm được điều đó, cần phải làm thí điểm đối với 1 – 2 khu công nghiệp có điều kiện thu hút, phát triển CNPT cho các ngành chính được ưu tiên phát triển. Sau một vài năm, có thể tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh sao cho phù hợp và nhân rộng mô hình.
3.1.3. Nhóm giải pháp chính sách về hỗ trợ tài chính cho ngành CNPT
Để có thể phát triển công nghiệp phụ trợ, Nhà nước cần có những chính sách thích hợp hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phụ trợ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn để phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh.Trong đó, Chính phủ cần thành lập ngân hàng (hoặc một quỹ) riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Tức là Chính phủ thành lập một tổ chức tín dụng chuyên đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay để phát triển sản xuất với những lãi suất ưu đãi và điều kiện vay dễ dàng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này tiến hành các hoạt động đổi mới kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ mới cũng như tạo hành lang pháp lý cho các vụ tranh chấp thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Để giảm nhập siêu, quan trọng hơn cả là giảm được tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu sang nhập khẩu máy móc hiện đại từ thị trường các nước
57
phát triển. Việc là này nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Với lý do khó khăn về tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam nên Chính phủ cần cân nhắc để có ưu đãi về thuế thu