nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau, trong đó, việc các doanh nghiệp FDI hình thành và phát triển ngày càng nhiều sẽ là cơ hội tốt để ngành
27
CNPT ở Việt Nam phát triển. Thêm vào đó, một trong những nhân tố quan trọng để thu hút ĐTNN đó là phải có một ngành CNPT vững chắc, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành CNPT ở Việt Nam thời gian qua mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất các linh kiện đơn giản, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch lớn về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế nên khu vực ĐTNN chưa thực sự muốn đầu tư tại Việt Nam.
Bảng 2.2: Thống kê đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào CNPT ở Việt Nam phân theo ngành và quy mô doanh nghiệp
CNPT các ngành Vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn Cơ khí 5 239 400 032 595 124 300 171 Điện - Điện tử 10 159 979 009 445 90 179 176 Hóa chất 1 950 924 451 225 47 121 57 Dệt may 5 149 091 377 307 110 123 74 Da giày 305 617 079 59 13 30 15 Tổng số FDI CNPT 22 805 011 948 1 631 384 753 493 Tỉ trọng trong FDI toàn ngành CN 20,8% 13,2%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, 2012
Theo thống kê của cục đầu tư nước ngoài, tính đến năm 2012, cả nước có 1631 doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực CNPT với số vốn đăng ký lên tới trên 22,8 tỷ USD, chiếm 13,2% số dự án và 20,8% tổng vốn đầu tư nước
28
ngoài vào ngành công nghiệp. Trong đó, tình hình thu hút FDI của các lĩnh vực như sau:
Đối với CNPT ngành điện – điện tử
CNPT ngành điện – điện tử được coi là lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất trong các ngành CNPT ở Việt Nam với 445 dự án FDI, số vốn đăng ký lên tới 10 tỷ USD, chủ yếu là các linh kiện điện tử (311 dự án với số vốn trên 8,2 tỷ USD). Hầu hết các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh kiện điện – điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp lớn (chiếm tới 35,7% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNPT và khoảng 45% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này). Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất lớn như Samsung, Canon, Intel, Nokia, … đã đầu tư các loại sản phẩm điện tử tại Việt Nam thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp CNPT ngành điện – điện tử sản xuất cung ứng các loại linh kiện cần thiết cho các nhà sản xuất lắp rắp này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này chỉ sản xuất các loại linh kiện, cụm linh kiện phục vụ lắp ráp từ những loại linh kiện cơ bản và vật liệu điện tử nhập khẩu do những loại linh kiện và vật liệu này không được sản xuất tại Việt Nam.
Đối với CNPT ngành cơ khí
Tính đến năm 2012 thì cả nước có 595 dự án đầu tư vào CNPT ngành cơ khí với số vốn khoảng 5,2 tỷ USD, chiếm trên 36,5% tống số dự án và 23% số vốn đầu tư vào CNPT. Trong đó, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất các linh kiện cơ khí (với 468 doanh nghiệp và trên 4,4 tỷ USD vốn đầu tư) chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện cho ngành ô tô, xe máy và chỉ có 78 doanh nghiệp đầu tư sản xuất khuôn mẫu, 35 doanh nghiệp đầu tư sản xuất thiết bị, máy móc cơ khí.
Đối với CNPT ngành hóa chất
Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam hiện này vẫn là khá hạn chế vì ngành hóa chất là ngành cung ứng các loại vật kiệu, linh kiện nhựa, cao su cho các ngành công nghệ chế tạo mà thông thường đây là lĩnh
29
vực được ưu tiên nội địa hóa của các tập đoàn đa quốc gia. Việt Nam hiện nay mới chỉ thu hút được 225 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất (chiếm 13,8%) với số vốn đầu tư khoảng 1,9 tỷ USD (chiếm khoảng 19% vốn đầu tư vào lĩnh vực CNPT). Trong lĩnh vực này, sản xuất linh kiện nhựa, cao su là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn FDI nhất với 134 dự án (chiếm 59,5% số dự án) và trên 1,1 tỷ USD vốn đầu tư (62,1% tổng vốn đầu tư).
Đối với CNPT ngành dệt may
Hàng năm, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lên tới hàng chục triệu tỷ USD/năm nhưng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của ngành cũng không hề nhỏ. Thêm vào đó, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm là nhu cầu cấp thiết đối với ngành dệt may, tuy nhiên, CNPT ngành dệt may hiện nay lại chưa thực sự tương xứng. Theo Bộ Công thương, ĐTNN vào lĩnh vực CNPT ngành này còn khá hạn chế với 307 dự án đầu tư và trên 5,1 tỷ USD vốn đầu tư. Trong đó, lĩnh vực sản xuất sợi có 52 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 5,3 tỷ USD, chiếm vai trò chính trong thu hút đầu tư vào khu vực này.
Đối với CNPT ngành giày da
Cùng với ngành dệt may, giày da cũng là một trong những ngành có sản xuất khá phát triển tại Việt Nam, trong đó, lĩnh vực CNPT ngành giày da chủ yếu là sản xuất da, thuộc da, sản xuất các loại phụ liệu cũng như nguyên liệu, dụng cụ sản xuất để phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép, cặp túi xuất khẩu. Cho đến năm 2012, lĩnh vực này mới chỉ thu hút được 59 dự án FDI với số vốn đầu tư vào khoảng 305,6 tỷ USD trong đó, sản xuất phụ liệu và dụng cụ sản xuất giày da thu hút được rất ít dự án đầu tư. Sản xuất trong nước còn hạn chế nên ngành giày da hầu hết phải nhập khẩu các lại sản phẩm phụ trợ từ da tới phụ liệu, dụng cụ sản xuất từ nước ngoài khiến cho giá trị gia tăng của ngành không cao và bị phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài.
30
Như vậy, với một số lượng đầu tư nước ngoài khiêm tốn trong khi nhu cầu của ngành thì lại cao đã chứng tỏ rằng quá trình thu hút nguồn vốn này vẫn còn nhiều bất cập. Tóm lại, qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng CNPT ở Việt Nam muốn phát triển mạnh mẽ thì cần phải có những chính sách thu hút FDI cụ thể và thiết thực hơn nữa trong thời gian tới.