Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư thuận lợi đểthu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 63 - 65)

tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Khi môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo điều kiện để thu hút các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam cũng như mở rộng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia hiện đang làm ăn tại Việt Nam. Việc này sẽ khuyến khích cầu về thị trường sản phẩm phụ trợ tăng lên đồng thời khuyến khích thêm các nhà thầu phụ, sản xuất phụ trợ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam. Làm được như vậy sẽ là cách thức ngắn nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thu việc chuyển giao công nghệ, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và năng dần trình độ sản xuất. Trong đó, phát triển công nghiệp phụ trợ bằng cách tạo điều kiện cho các đối tượng này tham gia cung ứng linh kiện, bộ phận cho các doanh nghiệp, tập đoàn.Để thực hiện được nội dung này thì nhất thiết đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành các

55

cấp trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là kết hợp giữa các doanh nghiệp lớn của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNPT. Qua đó, các doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh các liên kết dọc, liên kết ngang với các doanh nghiệp đa quốc gia.Trong đó, liên kết dọc là cung cấp các linh kiện, bộ phân cho các công ty FDI.Liên kết ngang là hợp tác với các công ty đa quốc gia để sản xuất cà xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Cần ban hành các chính sách hỗ trợ để khuyến khích đối với những đơn đặt hàng có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian dài đối với doanh nghiệp; hay các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn liên kết đầu tư thành lập các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất sản phẩm phụ trợ. Song song với việc đưa ra chính sách cần tổ chức bộ máy thi hành có hiệu quả, bộ phận kiểm tra giám sát minh bạch và công khai thông tin. Hơn thế nữa, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nòng cốt cho chiến lược phát triển CNPT, do đó, các chính sách đưa ra cần có sự ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển mạnh.

Liên kết và tổ chức các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do trình độ công nghệ và trình độ quản lý còn hạn chế nên Chính phủ cần có các chương trình hỗ trợ đào tạo dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp có mong muốn trở thành nhà thầu phụ hoặc sản xuất sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp khác. Về nội dung chương trình đào tạo cần tập trung vào những chỗ mà doanh nghiệp phụ trợ Việt Nam còn thiếu và yếu như kỹ năng vận hành máy móc, thiết bị, quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý công nghệ hay điều hành và quản lý sản xuất,… Chương trình đào tạo cần phải gắn với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, trong đó, cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bởi đây chính là nơi đưa ra các yêu cầu, kỳ vọng đối với nhà cung cấp và hơn ai hết, họ là những người tiêu thụ sản phẩm nên sẽ hiểu rõ hơn những yếu kém của nhà cung cấp nội địa. Thêm vào đó, cần phải tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí từ nguồn

56

vốn ngân sách hoặc vốn ODA cho các cơ sở tham gia đào tạo nguồn lực cho CNPT công nghệ cao tại Việt Nam.

Một điểm nữa cần lưu ý thêm ngoài việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thì Chính phủ cần ban hành các chính sách mang tính ổn định và bền vững. Nhanh chóng rà soát chính sách ưu đãi hiện hành và đáng giá việc thực thi trên thực tế để có hướng sửa đổi nhằm tăng tính hấp dẫn đối với những doanh nghiệp có ý định đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng kinh tế trọng điểm hình thành khu công nghiệp dành riêng cho CNPT và đầu tư CNPT trong các khu vực này được hưởng những ưu đãi của vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng đặc biệt khó khăn. Để làm được điều đó, cần phải làm thí điểm đối với 1 – 2 khu công nghiệp có điều kiện thu hút, phát triển CNPT cho các ngành chính được ưu tiên phát triển. Sau một vài năm, có thể tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh sao cho phù hợp và nhân rộng mô hình.

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)