Để có thể phát triển công nghiệp phụ trợ, Nhà nước cần có những chính sách thích hợp hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phụ trợ dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn để phát triển và mở rộng sản xuất, kinh doanh.Trong đó, Chính phủ cần thành lập ngân hàng (hoặc một quỹ) riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Tức là Chính phủ thành lập một tổ chức tín dụng chuyên đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay để phát triển sản xuất với những lãi suất ưu đãi và điều kiện vay dễ dàng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này tiến hành các hoạt động đổi mới kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ mới cũng như tạo hành lang pháp lý cho các vụ tranh chấp thương mại, bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Để giảm nhập siêu, quan trọng hơn cả là giảm được tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu sang nhập khẩu máy móc hiện đại từ thị trường các nước
57
phát triển. Việc là này nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Với lý do khó khăn về tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam nên Chính phủ cần cân nhắc để có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hay miễn giảm thuế nhập khẩu trang thiết bị, máy móc cho các nhà sản xuất phụ trợ, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Tất cả những chính sách thuận lợi đó sẽ tạo điều kiện phát triển các nhà cung cấp nội địa, khuyến khích và tạo điều kiện đế các doanh nghiệp phụ trợ đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ tại Việt Nam cũng nên được hưởng những mức lương ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân.