Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, ngoài việc có chiến lược cụ thểthì nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực chính là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công cho doanh nghiệp. Với lực lượng lao
65
động vừa thiếu, vừa yếu như hiện nay, có thể khẳng định tính cấp thiết của việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để phát triển ngành CNPT nói riêng và cho các ngành nghề khác nói chung.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp FDI đầu tư sang Việt Nam chỉ chuyển giao phần lớn là các công nghệ ở mức trung bình mà nguyên nhân một phần là vì người lao động của Việt Nam chưa đủ trình độ để tiếp thu những công nghệ có kỹ thuật cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, một một trong những mục tiêu cần đạt được để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa là đảm bảo người lao động có kiến thức cơ bản, là chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, có ý thức vươn lên về khoa học – công nghệ; đồng thời cần nâng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo. Theo đó, phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chuyên môn kỹ thuật cho người lao động được đánh giá là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng cung – cầu lao động trong thời kì hội nhập. Cụ thể:
Yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài và bền vững của các ngành các lĩnh vực mà Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và thái độ làm việc chuyên nghiệp, kỷ luật lao động nghiêm túc. Để làm được điều này, các chủ doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của công tác đào tạo nguồn nhân lực để từ đó quan tâm hơn tới việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện tại, nhân lực chưa đủ năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở nước ta còn rất thiếu nên việc hướng nghiệp và đào tạo cũng cần phải được tăng cường ở các doanh nghiệp cũng như các ngành nghề. Hơn nữa nội dung và chương trình đào tạo phải thường xuyên cập nhập theo hướng chuẩn mực quốc tế. Những nội dung chương trình này nên được thông qua các chuyên gia kinh tế, các lãnh đạo doanh nghiệp hiện đang làm trong các công ty trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Đồng thời cần tăng cường các trang, thiết bị… để người lao động có điều kiện thực hành
66
nhiều hơn. Việc gửi công nhân, cán bộ kỹ thuật đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài là rất cần thiết trong chương trình đào tạo.
Xác định rõ các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao để tập trung đầu tư, căn cứ vào các tín hiệu của thị trường lao động; phối hợp chặt chẽ hơn giữa các chính sách đào tạo, bồi dưỡng với chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, dựa vào các nhu cầu chuyển dịch kinh tế để có chính sách đào tạo thích hợp; thực hiện phân luồng khuyến khích học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề, trong đó chú trọng việc đưa ra các chương trình dạy nghề có tính thực hành cao, thiết thực để học sinh có thể nắm bắt kịp thời với công nghệ hiện đại, bắt kịp với nhu cầu trên thị trường lao động. Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề, đẩy mạnh quá trình liên thông giữa các cấp đào tạo; đào tạo gắn với cầulao động, chuyển từ dạy nghề trình độ sơ cấp sang đa cấp, nhất là cao đẳng kỹ thuật cao. Kết hợp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề (đào tạo lại) và đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề. Xây dựng các dự án hợp tác với một nước phát triển và với tổ chức quốc tế nhằm huy động các nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, tập trung đầu tư cho đào tạo những nghề mới, tiên tiến mà Việt Nam chưa đào tạo được hoặc chất lượng đào tạo còn thấp. trước mắt, tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác với Thụy Sĩ, CHLB Đức, Nhật Bản… và triển khai nhứng dự án hợp tác mới với Ấn Độ, Hàn Quốc… Bên cạnh đó, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục ở Việt Nam.
Tóm lại, phải thực hiện tốt những giải pháp cơ bản nêu trên các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng mới có thể tham gia tích cực vào ngành CNPT và trở thành một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất toàn cầu.
67