Tác động tràn do cạnh tranh

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 54 - 56)

Tác động nào cũng đều có hai mặt là tích cực và tiêu cực, do đó, tác động tràn loại này cũng không nằm ngoài quy luật.Thứ nhất, nó làm đối thủ cạnh tranh yếu hơn có nguy cơ bị thu hẹp thị phần, giảm sản xuất, thậm chí phải rút lui khỏi thị trường. Đây là mặt tiêu cực của cạnh tranh.Tuy nhiên, cạnh tranh lại kích thích các đối thủ tự đầu tư đổi mới để vươn lên đứng vững trên thị trường, từ đó năng suất sản xuất được cải thiện.Đó chính là tác động tích cực của FDI.Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp quy mô lớn chậm đổi mới trang thiết bị sẽ bị tác động cạnh tranh nhiều, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ dường như có lợi thế về tính linh hoạt nên tránh được sức ép cạnh tranh hơn.Cũng dễ hiểu khi các doanh nghiệp FDI cho rằng sức ép cạnh tranh giữa họ với nhau lớn hơn so với giữa họ với các doanh nghiệp trong nước bởi hầu hết doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ sản xuất với hàm lượng vốn cao, vì vậy họ sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với nhau. Doanh nghiệp trong nước phần lớn do công nghệ lạc hậu nên năng lực cạnh tranh kém hơn, khó có thể là đối thủ nặng ký đối với các doanh nghiệp FDI hoạt động trong cùng lĩnh vực dẫn đến tình trạng mất nhiều thị phần trong thị trường.

46

Hình 2.2: Tỷ trọng số lƣợng doanh nghiệp CNPT hình thức sở hữu trong các ngành công nghiệp

Nguồn: Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Theo hình 2.2 ở trên, xét về số lượng doanh nghiệp thì có thể thấy rằng các doanh nghiệp FDI đứng sau các doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng xét về sản lượng tạo ra thì doanh nghiệp FDI lại dành ưu thế. Số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài đã chỉ ra rằngtổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 lập kỷ lục mới với 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, trong đó, nếu khu vực kinh tế trong nước chỉ xuất khẩu được 43,8 tỷ USD, tăng 3,5% thì khu vực FDI (gồm cả dầu thô) xuất khẩu tới 88,4 tỷ USD, tăng 22,4% (nếu không kể dầu thô thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực FDI đạt 81,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm trước). Rõ ràng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 tiếp tục tăng cao chủ yếu nhờ khu vực FDI với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực điển hình là điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép,… hầu hết thuộc nhóm hàng xuất khẩu có tỷ trọng gia công cao nên không chỉ hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp mà còn ít hỗ trợ tăng sức mua và tổng cầu của nền kinh tế.Hay như khi công ty Samsung đầu tư vào dự án ở Bắc Ninh ở Việt Nam đã thu hút 52 nhà cung cấp. Tuy nhiên, theo nguồn tin trên chỉ có 4 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tham gia vào chuỗi cung cấp này cho Samsung. Số doanh nghiệp trong nước này cũng chỉ cung cấp những sản phẩm đơn giản như bao bì, dịch vụ in ấn với giá trị không cao. Theo GS-TSKH Nguyễn Mại: “thu hút vốn

47

FDI để làm cho nội địa mạnh hơn nhưng thực tế doanh nghiệp trong nước vẫn chưa tham gia được vào chuỗi liên kết giá trị sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài và toàn cầu”.

Ngoài ra, tác động tràn cũng đã mang lại những tác động tích cực cho các lĩnh vực trong ngành CNPT.Từ chỗ chưa có tới bắt đầu phát triển và cho tới nay đã đạt được một số kết quả tốt đẹp.Nhờ vào quá trình cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI mà còn diễn ra cả ở các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ở các nước khác. Điều này đã góp phần làm tăng hiệu quả lan tỏa của ĐTNN, làm cho các doanh nghiệp ngành CNPT trong nước phải thường xuyên đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, cải tiến máy móc sao cho phù hợp, từng bước nâng dần tỷ lệ nội địa hóa trong nước. Qua đó, nhiều thương hiệu đã lấy được lòng tin của các doanh nghiệp sản xuất lớn, tạo tiền đề cho tác động lan tỏa diễn ra mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, những cuộc "phản kích" như vậy của các thương hiệu trong nước không nhiều. Những bất cập, tồn tại vẫn nhiều hơn những kết quả đạt được một phần do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém, mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp thường chỉ duy trì trong thời gian ngắn hạn nên khó học hỏi công nghệ tử các đối tác, một số doanh nghiệp vẫn chưa bỏ được thói quen sản xuất manh mún, chộp giật gây mất lòng tin của bạn hàng,…

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)