tư nước ngoài
Cần đa dạng hóa các hình thức hợp tác và liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… trong việc tham gia sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Đó thường là những doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật cao, bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phụ trợ. Thông qua những hình thức này để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý cũng như tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Nếu trước đây, Việt Nam chỉ quan tâm tới những hình thức liên doanh thông qua góp vốn đầu tư, gia công những sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc doanh nghiệp Việt Nam cần coi trọng hơn việc liên doanh, liên kết dưới hình thức dạng đối tác, chiến lược, doanh nghiệp vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu,… Đây sẽ là biện pháp tốt và ngắn đề từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Để tiếp cận các nhà lắp ráp lớn thì các doanh nghiệp nội địa cần chủ động tham gia vào các hội chợ hay các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để tạo thêm nhiều mối liên kết doanh nghiệp.Qua đó, các nhà lắp ráp có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp có năng lực và đồng thời các DNNVV sản xuất linh kiện cũng có cơ hội tiếp giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác.
63
3.2.4. Tăng cường cải tiến trang thiết bị hiện đại, đổi mới kỹ thuật, công nghệ
Tăng cường cải tiến trang thiết bị hiện đại, đổi mới kỹ thuật, công nghệ để có thể đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp đặt hàng. Một trong những rào cản lớn nhất và cũng có thể coi là quan trọng nhất làm cho các doanh nghiệp trong nước khó hoặc không thể tham gia vào việc sản xuất sản phẩm phụ trợ là do lộ trình kỹ thuật và công nghệ quá thấp, nhiều máy móc còn lạc hậu, mang lại năng suất và chất lượng không cao. Thực tế là cải tiến máy móc hay mua sắm máy móc, trang thiết bị là rất cần thiết, tuy nhiên để có thể tiếp cận được với những máy móc công nghệ cao hơn thì Việt Nam cần phải có những cách đi đặc biệt để tiếp cận được với những trình độ khoa học công nghệ của thế giới, áp dụng vào Việt Nam để tạo ra những bước đột phá về phát triển của ngành kinh tế kỹ thuật. Bên cạnh việc đầu tư dài hơi để nghiên cứu từ cơ bản tất cả vấn đề của kỹ thuật, chúng ta cần có những bước đi mới, đột phá mà các nước đi trước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đã rất thành công các đây 20, 30 năm, đó là giải mã công nghệ.
Thực tế nhu cầu nhập khẩu công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khá lớn, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong đó có cả các doanh nghiệp CNPT vẫn đang thiên về nhập khẩu thiết bị máy móc hơn là đi sâu vào phần công nghệ để nghiên cứu, thích hợp và tiến tới làm chủ, sáng tạo công nghệ. Các công nghệ được mua bán chủ yếu thiết bị, máy móc và dây chuyền toàn bộ còn các giao dịch mua bán công nghệ ở dạng tài sản trí tuệ và các bí quyết công nghệ còn hạn chế.Mặt khác, công nghệ nhập khẩu còn lạc hậu trong khi năng lực hấp thu công nghệ còn thấp khiến Việt Nam phải đối đầu với những thách thức lớn trong việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Trong đó, nguyên nhân của những vấn đề này được thể hiện như sau:
- Thứ nhất là, năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu và trường đại học chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu công nghiệp hóa,
64
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Thứ hai là, do hạn hẹp về tài chính, rất ít doanh nghiệp trong nước có khả năng nhập công nghệ dưới dạng sáng chế, thiết kế, giải pháp công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
- Thứ ba là, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nhập khẩu máy móc, thiết bị để ứng dụng trực tiếp vào sản xuất – kinh doanh. - Thứ tư là, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ chưa quan tâm đầu tư thích đáng để thích nghi công nghệ nhập khẩu nên hiệu quả ứng dụng còn thấp. Cùng với đó là do thiếu thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công nghệ nhập thích hợp, đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ…
Như vậy, với những hạn chế còn tồn tại như trên, để phát triển các hoạt động giải mã công nghệ thì hoạt động giải mã sẽ theo nguyên tắc chủ động tìm kiếm công nghệ trên thế giới có tính ứng dụng cao, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam để nghiên cứu, cải tiến, tạo ra những sản phẩm công nghệ trong điều kiện Việt Nam, giúp giảm giá thành đầu tư cho công nghệ mới và làm chủ được các công nghệ hiện đại. Trong đó, các các lĩnh vực công nghệ nên được ưu tiên là cơ khí chế tạo, cơ điện tử; tự động hóa công nghiệp; công nghệ thông tin; quốc phòng và an ninh; các thiết bị dân dụng; các phương tiện giao thông.
Tìm hiểu và hấp thụ công nghệ thông qua các hoạt động giải mã , từ đó có thể ứng dụng, tiến tới làm chủ và sáng tạo công nghệ là một xu hướng được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và hy vọng rằng trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp CNPT chú trọng và tiến hành tốt hơn hoạt động này.