Tình hình chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 33 - 35)

Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những khó khăn ở trong nước, nhưng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 và khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giảm đáng kể trong giai đoạn 2008 – 2012. Tuy nhiên, trong năm 2013, do những thành quả về ổn định kinh tế vĩ mô đã tạo lòng tin của thị trường cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, biểu hiện là dòng vốn FDI đã tăng mạnh so với năm 2012. Cụ thể, theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có 1530 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng sô vốn đăng ký là 14,48 tỷ USD, tăng 66,8% so với cùng kỳ năm 2012 và 590 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 7,86 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong năm 2013, tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,35 tỷ USD, tăng 35,9% so cùng kỳ với năm 2012.

Bảng 2.1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013

Năm Vốn đăng ký

(tỷ USD)

Vốn thực hiện (tỷ USD)

25

2010 18,59 11,00

2011 14,70 11,00

2012 16,30 10,46

2013 22,35 11,50

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (trong đó, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 719 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 17,14 tỷ USD, chiếm 76,7% tổng vốn đầu tư đăng ký); ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa đứng thứ 2 với tổng vốn đâu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,037 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư đăng ký; đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 23 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 951,9 triệu USD;… (theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài).

Mặc dù chịu tác động không nhỏ của hai cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới vừa qua, Nhật Bản tiếp tục là quốc gia có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (chiếm 26,3% tổng vốn đầu tư đăng ký). Bên cạnh đó, một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore (21,3%), Hàn Quốc (20%), Đài Loan, Hoa Kỳ,... cũng có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, năm 2013 có sự thay đổi lớn về địa bàn đầu tư FDI. Không chỉ còn tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng mà nay, những địa phương như Thái Nguyên (chiếm 15,2% vốn đăng ký); Thanh Hóa (chiếm 13,1%); Hải Phòng (chiếm 11,7%) cũng là những tỉnh, thành phố thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất trong giai đoạn này.

26

Mặt khác, các doanh nghiệp FDI là khu vực có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013. Trong đó, năm 2013 xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 12 tháng đầu năm 2013 đạt 88,19 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 66,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 80,913 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 61,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài năm 2013 đạt 74,42 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 56,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Như vậy, trong thời gian qua, mặc dù trải qua nhiều biến động của nền kinh tế nhưng Việt Nam vẫn thu hút được một lượng lớn vốn FDI chảy vào trong nước. Trong những năm gần đầy, nguồn vốn này liên tục tăng và đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, những hạn chế về chính sách, môi trường đầu tư, năng lực doanh nghiệp trong nước, trình độ người lao động,… vẫn còn tồn tại và gây cản trở cho việc thu hút FDI ở Việt Nam. Ngoài ra, có một điểm khác biệt lớn so với trước đây, khi Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá thì nay, Việt Nam đã cố gắng thu hút FDI có chọn lọc theo hướng phù hợp với giai đoạn mới bằng cách: tập trung thu hút nhưng dự án thân thiện với môi trường, có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít năng lượng, tài nguyên và chất lượng nhân lực tăng lên, tập trung thu hút những dự án lớn – những dự án mang lai lợi ích lan tỏa cao,… Có thể nói đây sẽ là một trong số những bước ngoặt lớn về việc thu hút FDI nói riêng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)