Tác động tràn liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 51 - 54)

Trước hết, một thực tế thấy rõ trong những năm qua là các dự án FDI đã trở thành một trong những kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độcông nghệ của nền kinh tế. Trong đó, tác động lan tỏa của chuyển giao công nghệ đã giúp tăng trưởng kinh tế thông qua tăng giá trị hàng hóa, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp có năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong suốt 25 năm qua, đã có hơn 14000 dự án FDI đầu tư vào vào Việt Nam, tuy nhiên, số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (cụ thể dưới 5%). Bên cạnh đó, trình độ công nghệ được chuyển giao vẫn còn nhiều hạn chế như: công nghệ cao chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn (6%) trong tổng số công nghệ được chuyển giao; 14% công nghệ ở trình độ thấp và lạc hậu và những công nghệ này tạo ra giá trị không lớn trong khi lại chiếm tỷ trọng không nhỏ đã làm cho Việt Nam trở

43

thành “bãi rác công nghệ”; công nghệ ở mức trung bình đạt 80% cho thấy khả năng thu hút công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của Việt Nam còn chưa cao.

Hình2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Việt Nam phân theo trình độ công nghệ

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2005 – 2012)

Riêng đối với ngành CNPT, tác động tràn loại này dễ xảy hơn đối với nhóm ngành dệt may và chế biến. Trong thời thời gian qua, một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào công nghệ để sản xuất sản phẩm CNPT. Trong đó máy móc thiết bị của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tương đối mới khi có đến 38,57% máy móc thiết bị có tuổi thọ dưới 5 năm, 29% có tuổi thọ từ 5-10 năm trong khi máy móc thiết bị có tuổi thọ từ 10 năm trở lên chỉ chiếm 14%2. Nhờ đó, trình độ công nghệ được cải thiện.Một số sản phẩm CNPT có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu hết công nghệ gia công trong ngành CNPT còn lạc hậu, công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định như các khâu đúc tạo phôi, rèn ép, mài, gia công,… Khu vực đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến hơn nhưng năng

2

GS,TSHoàng Văn Châu, (2010, trang143), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

44

lực hầu như cũng chỉ đủ để phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ngoài những nguyên nhân khách quan như khuôn khổ luật pháp về sở hữu trí tuệ chưa đầy đủ, hiệu lực thấp, còn nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp trong nước như: Các doanh nghiệp trong nước phần lớn quy mô còn nhỏ, thiếu năng lực về tài chính để thanh toán các hợp đồng chuyển giao công nghệ, trình độ lao động thấp dẫn đến khả năng hấp thụ công nghệ thấp. Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ lao động có kỹ năng của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ lao động có kỹ năng của doanh nghiệp FDI.

Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra, trong khi các công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chỉ tập trung vào khâu sản xuất, chiếm lĩnh thị trường dựa trên lợi thế về công nghệ do công ty mẹ cung cấp. Vì vậy, khả năng tiếp cận công nghệ mới của các công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư càng cao, càng có lợi cho quá trình phát trình phát sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy có tới 70% doanh nghiệp FDI rất ít khi tiếp cận với công nghệ từ công ty mẹ chuyển giao, và có 36% cho rằng ý tưởng đổi mới công nghệ bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất. Như vậy, thực tế là các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam hoạt động khá độc lập với công ty mẹ ở nước ngoài. Có hai các lý giải cho điều này: Một là bản thân các công ty mẹ cũng là công ty nhỏ nên năng lực cho hoạt động R&D (Nghiên cứu và phát triển) không cao và không thể hỗ trợ nhiều cho công ty con. Điều này là khá hợp lý khi hầu hết các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa.Hai là, Việt Nam chưa phải là thị trường đầu tư trọng tâm hoặc trình độ công nghệ trong nước yếu dẫn tới chưa hấp thụ được công nghệ ở trình độ cao.Thực tế này cũng làm hạn chế tác động tràn nhờ vào chuyển giao, rò rỉ công nghệ và hạn chế khả năng bắt chước công nghệ đối với các công ty trong nước.

45

Như vậy tác động tràn của FDI liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ dù là tác động tích cực nhưng nếu Việt Nam không có những chính sách chọn lọc thì sẽ dẫn đến tình trạng trở thành bãi rác thải công nghiệp và tác động chuyển giao sẽ chỉ luôn ở mức thấp như hiện nay.

Một phần của tài liệu tác động tràn của fdi đến các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ ở việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)