Đặc điểm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 41 - 45)

4. Nội dung nghiên cứu

3.1.1.1 Đặc điểm của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu

Thực trạng sản xuất của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu có liên quan đến nguồn lực sẵn có của nông hộ, chủ yếu tập trung vào các nguồn lực lao động: lao động, diện tích đất canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất.

Bảng 3.1: TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT Ở TỈNH VĨNH LONG STT Khoản mục ĐVT Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

1 Số nhân khẩu Người 1 13 4,92

2 Số lao động tham gia sản xuất Người 1 4 2,48

3 Trình độ học vấn Cấp học 0 4 1,75

4 Số năm kinh nghiệm Năm 5 50 14,20

5 Tuổi Năm tuổi 26 90 48,7

6 Diện tích đất sản xuất Công 1 22 7,8

(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn)

- Lao động

Lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Vì vậy chúng ta cần xét những yếu tố liên quan tới lao động.

Qua bảng 3.1 cho thấy số nhân khẩu của các nông hộ trung bình là khoảng 5 người. Trong đó, số nhân khẩu cao nhất là 13 người chiếm 1,67%, thấp nhất là 1 người chiếm 1,67% và đa số các hộ có khoảng 3 người chiếm 21,67% đến 7 người là 11,67%

Bảng 3.2: SỐ LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH THAM GIA TRỰC TIẾP VÀO SẢN XUẤT BƯỞI

1 9 15,00 2 26 43,33 3 12 20,00 4 13 21,67 5 0 0 Tổng 60 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2011)

Nông nghiệp là ngành thâm dụng lao động, tuy nhiên trồng bưởi không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người trực tiếp sản xuất phải nắm được những kỹ thuật để nhận biết các loại bệnh hại, cũng như các thời kỳ chăm sóc cây thích hợp, bón phân và phun thuốc đúng lúc, đúng liều lượng. Đặc biệt vào lúc làm bông cho trái thì đòi hỏi khá nhiều lao động khi bồi liếp, cắt cành tạo tán, bón phân và phun thuốc kích thích ra hoa. Lao động chủ yếu được thuê mướn tại địa phương, tùy thuộc vào diện tích đất canh tác ít hay nhiều mà số lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất khác nhau, trung bình là 2,48 người, gần bằng 2 người (chiếm 43,33%), 3 người chiếm 20% và số lao động tham gia trực tiếp vào sản xuất cao nhất là 4 người, chiếm 21,67%.

Với số nhân khẩu từ 3 đến 7 người trong gia đình (chiếm 88,33%), trung bình có 2 người tham gia trực tiếp vào sản xuất bưởi. Thông thường những

người tham gia trực tiếp vào sản xuất bưởi là cha, mẹ, con không đi học nghề. Tuy nhiên không phải tất cả các con của họ đều làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, có gia đình con dù không đi học nhưng vẫn tham gia lao động ở các khu công nghiệp hay chế xuất. Phần còn lại là những người không tham gia trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp, thì họ làm việc ở các lĩnh vực khác còn lại của nền kinh tế như: thương mại, dịch vụ, giáo dục…

Hình 3.1: Cơ cấu lao động khâu chăm sóc vườn cây

Qua hình trên cho thấy có 70% hộ sử dụng lao động gia đình cho sản xuất vì người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề làm vườn trồng cây ăn trái, nên họ tập trung lao động cho sản xuất với tiêu chí lấy công làm lời. Ngoài ra còn 30% lao động thuê người là khi cần sử dụng thêm lao động để phục vụ cho quá trình bón phân, phun thuốc hay bồi bùn để cải tạo vườn hằng năm. Đặc biệt là những hộ có diện tích sản xuất lớn nhưng ít lao động gia đình thì việc thuê lao động có ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra.

Do điều kiện sống chủ yếu ở vùng nông thôn nên trình độ học vấn của các nông hộ còn rất hạn chế, trình độ học vấn trung bình là cấp 2. Số nông dân tham gia sản xuất học cấp 2 chiếm đa số (45%), cấp 1 chiếm 36,67%, trên

cấp 3 chiếm 3,33% và có 3,33% số mù chữ. Nhìn chung, trình độ học vấn của các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu là không cao, nó cũng phản ánh khả năng tiếp thu kiến thức về khoa học kỹ thuật mới của nông dân cũng còn nhiều hạn chế. Đây là một khó khăn lớn trong việc phổ biến các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới như mô hình “sản xuất theo GlobalGap” đến người nông dân.

Bảng 3.3: TRÌNH ĐỘ CỦA CÁC NÔNG HỘ THAM GIA SẢN XUẤT BƯỞI STT Trình độ học vấn Số hộ Tỷ trọng (%) 1 Không đi học 2 3,33 2 Cấp 1 22 36,67 3 Cấp 2 27 45,00 4 Cấp 3 7 11,67 5 Trên cấp 3 2 3,33 6 Tổng 60 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2011)

Theo thực tế điều tra từ các nông hộ thì có một số hộ do trình độ học vấn thấp nên họ không tiếp thu được các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới từ các lớp tập huấn, họ đã tham gia các lớp tập huấn nhưng không áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào vườn cây của mình, với lý do là áp dụng mô hình mới bỏ qua quá nhiều giai đoạn phun thuốc, nên họ sợ vườn cây của họ không đạt năng suất và không dám áp dụng.

- Nguồn vốn sản xuất

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thì nguồn vốn cần để đầu tư cho sản xuất không nhiều như các ngành nghề khác. Tuy nhiên để sản xuất có hiệu quả cao thì họ cần có một số vốn đủ để chăm sóc cho mảnh vườn của mình. Chủ yếu là các nông hộ được vay vốn với hình thức là mua chịu thuốc bảo vệ thực vật và phân bón ở các của hàng vật tư nông nghiệp. Ngoài ra các nông hộ còn cần vốn cho các chi phí như cải tạo đất, thuê lao động chăm sóc.

Hình 3.2 Cơ cấu nguồn vốn sản xuất

Trong 60 mẫu phỏng vấn thì có 33 hộ vay vốn (chiếm 55%) để đầu tư cho sản xuất, 27 hộ không vay vốn (chiếm 45%). Nguồn vốn này chủ yếu dùng để mua phân, thuốc cho cây trồng. Phần lớn các hộ nay vay vốn bằng hình thức thế chấp tài sản, chỉ có 2 hộ vay vốn bằng hình thức tín chấp. Theo những hộ vay vốn cho biết, việc tiếp cận nguồn vốn vay có nhiều khó khăn vì thủ tục phức tạp, hồ sơ xin vay phải kèm với tài sản thế chấp nên nông hộ rất ngán ngại khi vay vốn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w