Tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển cây bưởi theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 73 - 75)

- Chế biến

3.2Tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển cây bưởi theo hướng bền vững

bền vững “GlobalGap”

- Trình độ học vấn của các nông hộ còn thấp nên khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học từ mô hình sản xuất theo GlobalGap còn hạn chế, cần có thời gian dài để người dân tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật mới và áp dụng trực tiếp vào mảnh vườn của mình.

- Một số không nhỏ các nông hộ gặp khó khăn trong sản xuất vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ khó áp dụng GlobalGap vào sản xuất, quy trình sản xuất thì thì tốn nhiều công sức nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, do thị trường vẫn đánh đồng giá bưởi thường và giá bưởi sản xuất theo quy trình GlobalGap. Năm 2009, các hộ sản xuất bưởi theo quy trình GlobalGap này cung cấp khoảng 600 tấn bưởi GlobalGap cho thị trường, chỉ bằng 1,38% sản lượng bưởi ở xã Mỹ Hòa.

- Các nông hộ trồng mới diện tích chưa quan tâm nhiều đến chất lượng cây giống, dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo. Mỗi nông hộ trồng bưởi theo những hướng khác nhau, tự phát và thiếu liên kết nên sản phẩm làm ra không đồng nhất. Không sản xuất bưởi tập trung theo quy trình kỹ thuật nên thương lái, doanh nghiệp rất khó thu gom sản phẩm, do đó các nông hộ thường bị thương lái ép giá để bù đắp lại chi phí thu gom. Khi số lượng hàng cần nhiều thì các nhà tiêu thụ phải tìm mua khắp nơi, do đó chất lượng bưởi không đồng nhất gây khó khăn cho việc xuất khẩu.

- Tuy có tổ chức nhiều buổi tập huấn về quy trình sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGap nhưng chất lượng chưa cao, nên nông dân ngán ngại việc đi lại do tốn chi phí mà không mang lại hiệu quả. Trình độ học vấn của nông dân tham gia còn rất hạn chế để có thể áp dụng tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật vào thực tế sản xuất ở địa phương.

- Trước sức ép đô thị hóa và sự chuyển đổi cây trồng, diện tích bưởi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong một thời gian dài, nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ xóa sổ loại trái cây này dù tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn. Song, qui trình sản xuất khắt khe trong khi giá cả thị trường được đánh đồng với bưởi sản xuất truyền thống làm nhà vườn ngán ngại và không còn mặn mà với Globalgap.

- Bưởi của các nhà vườn ở còn chưa đồng đều về chất lượng và kích cỡ và giá cả không ổn định. Điều này chủ yếu là do tập quán sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật chọn giống và chăm sóc bưởi của nông dân còn quá lạc hậu…nên còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ đặc biệt là mặt hàng bưởi xuất khẩu.

- Thương lái là tác nhân để nâng cao giá trị trái bưởi tạo ra, nhưng thương lái ít tiếp cận công nghệ thu hoạch, bảo quản tiên tiến nên tỉ lệ hao hụt cao. Phương tiện mua bán chủ yếu là ghe xuồng, tuy chi phí thấp nhưng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị bưởi hàng hóa.

- Liên kết của nông dân và thương lái còn rất hạn chế, đặc biệt là các hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong thời gian qua, HTX và doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của nhà vườn. Điều đó dễ thấy khi chưa ai quan tâm đến nâng cao chất lượng, ứng dụng các quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... mà chỉ tranh mua - tranh bán.

- Mặc khác, vấn đề thông tin thị trường vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa thông suốt để cung cấp thông tin hữu ích, nhất là thông tin về thị trường xuất

khẩu. Nông dân vẫn bị thương lái, doanh nghiệp ép giá dù họ có tham gia sản

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 73 - 75)