Quy hoạch vùng

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 82 - 103)

- Chế biến

3.3.4 Quy hoạch vùng

Các ban ngành cần quan tâm ổn định vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất mở rộng diện tích theo quy hoạch, phù hợp tính thích nghi của bưởi, tăng cường mở rộng quy mô diện tích đạt chứng nhận GlobalGap để tạo lợi thế về quy mô; giúp nông dân dễ dàng ứng dụng khoa học kỹ thuật trên diện rộng đạt hiệu quả cao, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Xây dựng vùng nguyên liệu là điều kiện tiên quyết là phải có vùng chuyên canh rộng lớn. Do đó, cần sự can thiệp của Nhà nước trong công tác quy hoạch và cần sự giúp sức của nhà khoa học trong vấn đề kỹ thuật. Điều đó có nghĩa là công tác quy hoạch phải đi trước một bước và Nhà nước phải là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã về vốn để đảm bảo đầu ra ổn định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm được phù sa bồi đắp một lượng khá lớn; mặt khác có nhiều kênh rạch dẫn nước tưới tiêu cho vườn cây ăn trái và hệ thống đê bao đảm bảo việc thoát nước vào mùa lũ, nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa và phát triển diện tích trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây diện tích vườn bưởi của tỉnh đang dần ổn định và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Tỉnh cũng đã chủ động lập kế hoạch phát triển loại cây này với các dự án như quy hoạch vùng trồng cây chuyên canh bưởi, có chính sách hỗ trợ lãi suất, đang ký thương hiệu… Từ đó, không chỉ người tiêu dùng trong nước mà cả người tiêu dùng trên thế giới biết đến loại cây đặc sản – bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh.

Qua phân tích so sánh hai mô hình canh tác bưởi trên địa bàn vùng nghiên cứu của tỉnh, kết quả cho thấy nông hộ áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn “GlobalGap”có chi phí đầu vào thấp hơn nông hộ không áp dụng “GlobalGap”. Nguyên nhân là do họ ứng dụng được phần nào những kỹ thuật sản xuất mới trên diện tích vườn của mình như giảm được đáng kể lượng phân bón, giảm sử dụng nông dược (thuốc trừ sâu, trừ bệnh), gớp phần bảo vệ môi trường. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như áp dụng mô hình sản xuất theo “GlobalGap” đã đem lại lợi ích kinh tế và môi trường to lớn cho nông dân và phát triển cây bưởi theo hướng bền vững. Một nghịch lý hiện nay là giá bán bưởi của nông hộ áp dụng “GlobalGap” thấp hơn giá bán bưởi không áp dụng “GlobalGap” trên thị trường, một phần là do các nông hộ này ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty thu mua nhưng với một giá cố định nên những lúc giá bưởi tăng cao nông dân không hưởng lợi ích về việc giá bưởi tăng. Mặt khác, việc phân loại bưởi của các đơn vị thu mua không

theo chuẩn mực nhất định làm cho bưởi không đạt chất lượng nhiều hơn và sinh lợi trên bưởi bị loại đó. Qua đó cho ta thấy được các tổ chức, doanh nghiệp thu mua chưa thật sự quan tâm đến lợi ích của nông hộ mà chỉ lo làm lợi cho bản thân mình.

So với năm 2008 thì năm 2010 giá bưởi biến động theo chiều hướng giảm, riêng giá bưởi của những hộ đang áp dụng “GlobalGap” (bình quân 6.480 đồng/kg) thấp hơn so với những hộ đã áp dụng mô hình “GlobalGap” trước đây (bình quân 9.520 đồng/kg). Còn giá bưởi không có chứng nhận “GlobalGap” trên thị trường thường giảm mạnh sau tết, có lúc giá bưởi chỉ còn 2.500 đồng/kg. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất bưởi trên địa bàn, có 6 yếu tố đưa vào mô hình ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mỗi yếu tố có tác động khác nhau, có hai yếu tố tác động tỷ lệ thuận: năng suất, giá bán; 4 yếu tố còn lại tác động tỷ lệ nghịch: chi phí phân bón, chi phí nông dược, chi phí lao động, chi phí lãi.

Trong qua trình tiêu thụ, nông dân trên địa bàn bán bưởi cho các thương lái, nếu có thỏa thuận trước thì thương lái sẽ đến tận vườn để thu mua, ngoài ra nông dân cũng có thể bán bưởi ở những vựa trái cây. Lúc này giá bán bưởi sẽ cao hơn so với thương lái đến tận vườn để thu mua. Còn những hộ tham gia sản xuất theo “GlobalGap” thì ký hợp đồng bán bưởi cho công ty The Fruit Republic và doanh nghiệp tư nhân Hoàng Gia (Đông Thành). Tuy nhiên giá bưởi mà các công ty này thu mua (6.480 đồng/kg) của nông dân thấp hơn nhiều so với giá bán của các công ty này ra thị trường thế giới, trung bình khoảng 1,12 – 1,5 USD/kg.

Kiến nghị

* Đối với nông dân

Mặc dù áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ giảm được đáng kể các chi phí đầu vào, làm tăng lợi nhuận và gớp phần bảo vệ môi trường. Nhưng có nhiều

nông hộ chưa thấy rõ được lợi ích đó mà tiêu biểu là mô hình sản xuất theo “GlobalGap”. Họ sản xuất dựa vào kinh nghiệm và học hỏi theo cảm nhận chủ quan của mình như thấy vườn bên cạnh áp dụng sản xuất thì họ bắt chước làm theo rập khuôn chứ không theo một quy trình hay theo đặc điểm vườn cây của mình. Vả lại họ chỉ thấy cái mất đi trước mắt là các chi phí xét cấp chứng nhận “GlobalGap” mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, một phần họ chưa tham gia được các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất. Mặt khác, đây là mô hình mới nên việc áp dụng các tiêu chuẩn theo quy định không mang lại hiệu quả cao so với mô hình truyền thống. Vì vậy, nông dân cần ra sức họ tập, tìm hiểu và trao dồi kinh nghiệm về các mô hình khoa học kỹ thuật như sản xuất theo tiêu chuẩn “GlobalGap”… gớp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông hộ, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng gớp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

* Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan

Cần phát triển nhanh mô hình hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ cho các vùng trồng bưởi và có tiềm năng sản xuất hàng hóa lớn với giống bưởi đặc sản của huyện. Thống nhất qui trình sản xuất, chọn giống tốt, sạch bệnh, nâng cao chất lượng bưởi hàng hóa, điều tiết sản lượng cung ứng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh tốt tại thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho bưởi, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ nhà vườn, các cơ sở kinh doanh, xuất khẩu bưởi thực hiện đồng bộ tiêu chuẩn, tạo sức chuyển biến mới mang tính “công nghiệp” trong sản xuất và tiêu thụ bưởi. Tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch bưởi theo kỹ thuật tiên tiến, an toàn thực phẩm, cho nhà vườn và các đối tượng kinh doanh bưởi. Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm bưởi, xây dựng thương hiệu cho các vùng trồng bưởi hàng hóa lớn, từng

bước xây dựng thương hiệu nâng cao sức cạnh tranh trái bưởi Việt Nam trên thương trường.

Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu nhằm tạo ra những giống bưởi chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người nông dân và nhà doanh nghiệp nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Có biện pháp hướng dẫn người nông dân sử dụng kháng sinh hoá chất đúng qui định, hướng dẫn, tập huấn cách trồng và chăm sóc bưởi Năm Roi:

- Xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn “GlobalGap” để nông dân tham gia học hỏi.

- Tuyên truyền và vân động nông dân tham gia ứng dụng các mô hình sản xuất như IPM, GlobalGap…bằng các biện pháp hỗ trợ để mô hình có thể nhân rộng trên địa bàn huyện.

- Tìm kiếm, nghiên cứu và bình ổn thị trường, cung cấp thông tin về giá cả để nông dân hạn chế thiệt hại do thương lái ép giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thị Cành (2004), “Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM. 2.Cục thống kê tỉnh Vĩnh Long, Niên giám thống kê năm 2011

3.Ts Đinh Phi Hổ (2003) Kinh Tế Nông Nghiệp, NXB Thống Kê

4.TS Đinh Phi Hổ ,Kinh tế Nông nghiệp – Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê.

5.PTS Đoàn Thị Thu Hà và PTS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Chính sách kinh tế - xã hội, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.

6. Liên hiệp quốc, (1987), Báo cáo tương lai của chúng ta

7.PGS – Ts Mai Văn Nam, Ts Phạm Lê Thông, TsLê Tấn Nghiêm, Ts Nguyễn Văn Ngân (2006), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP HCM.

8.Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo tóm tắt đánh giá thực trạng và phân vùng thích nghi cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long giai đoan 2003- 2010.

9.UBND tỉnh Vĩnh Long, Báo cáo tổng hợp – quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

10.UBND tỉnh Vĩnh Long, Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp giai đoạn 2001- 2005.

1 1 1,67 2 1 1,67 3 13 21,67 4 17 28,33 5 8 13,33 6 8 13,33 7 7 11,67 8 1 1,67 9 3 5,00 10 0 0,00 11 0 0,00 12 0 0,00 13 1 1,67 Tổng cộng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ)

PHỤ LỤC 2: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CÁC HỘ STT Trình độ học vấn Số hộ Tỷ trọng (%) 1 Không đi học 2 3,33 2 Cấp 1 22 36,67 3 Cấp 2 27 45,00 4 Cấp 3 7 11,67 5 Trên cấp 3 2 3,33 6 Tổng cộng 60 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2011)

2 - Từ 6 đến 10 công 17 28,34

3 - Từ 11 đến 15 công 11 18,33

4 - Trên 16 công 5 8,33

5 Tổng cộng 60 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2011)

PHỤ LỤC 4: SỐ NĂM KINH NGHIỆM CỦA NÔNG HỘ TRỒNG BƯỞI

STT Năm kinh ngiệm Số hộ Tỷ trọng (%)

1 - Từ 1 đến 10 năm 33 55,00

2 - Từ 11 đến 20 năm 16 26,67

3 - Từ 21 đến 30 năm 3 5,00

4 - Trên 30 năm 8 13,33

5 Tổng cộng 60 100

(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2011)

PHỤ LỤC 5: THÔNG TIN VỀ NÔNG HỘ (GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH, ĐỘ LỆCH CHUẨN, MIN, MAX)

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

so nguoi nhan khau 60 1 13 4.92 2.061

so lao dong tham gia sx 60 1 4 2.48 1.000

trinh do hoc van 60 0 4 1.75 .836

nam kinh nghiem sx 60 5 50 14.20 10.661

Tuoi 60 26 90 48.70 12.177

Valid N (listwise) 60

co va khong ap dung GlobalGap N Mean Std. Deviation Std. Error Mean chi phi phan bon co ap dung GlobalGap 30 1831113,330 279096,571 50955,829

khong ap dung GlobalGap 30 3458760,000 593497,100 108357,250 chi phi nong duoc co ap dung GlobalGap 30 258603,330 105143,224 19196,439 khong ap dung GlobalGap 30 505096,670 126186,500 23038,397 chi phi tuoi tieu co ap dung GlobalGap 30 200711,000 59194,294 10807,350 khong ap dung GlobalGap 30 131600,000 30732,001 5610,870 chi phi ld gia dinh co ap dung GlobalGap 30 1419926,670 242267,685 44231,825 khong ap dung GlobalGap 30 1194733,330 237246,988 43315,176 chi phi ld thue co ap dung GlobalGap 30 319287,670 72092,163 13162,168 khong ap dung GlobalGap 30 339835,330 117782,610 21504,064 chi phi thu hoach co ap dung GlobalGap 30 0,000 0,000 0,000 khong ap dung GlobalGap 30 85383,330 60499,576 11045,661 chi phi lai co ap dung GlobalGap 30 88550,670 62211,323 11358,182 khong ap dung GlobalGap 30 67667,000 60181,269 10987,546 chi phia khac co ap dung GlobalGap 30 130954,330 52736,665 9628,354 khong ap dung GlobalGap 30 161085,330 46964,044 8574,422 tong chi phi co ap dung GlobalGap 30 4249147,000 429603,784 78434,561 khong ap dung GlobalGap 30 5944161,000 716382,091 130792,877

chi phi phan bon chi phi nong duoc chi phi tuoi tieu chi phi ld gia dinh

Mann-Whitney U 0,000 72,500 130,000 247,500

Wilcoxon W 465,000 537,500 595,000 712,500

Z -6,653 -5,582 -4,732 -2,994

Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,003

a. Grouping Variable: co va khong ap dung GlobalGap

PHỤ LỤC 8: GIÁ TRỊ KIỂM ĐỊNH MANN – WHITNEY (Z) CỦA CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ (TT)

Test Statisticsa

chi phi ld thue chi phi thu hoach chi phi lai chi phia khac

Mann-Whitney U 398,000 120,000 365,000 311,500

Wilcoxon W 863,000 585,000 830,000 776,500

Z -0,769 -5,650 -1,279 -2,048

Asymp. Sig. (2-tailed) 0,442 0,000 0,201 0,041

2 Đông Thành 20 33,33

3 Thuận An 16 26,67

4 Tổng cộng 60 100,00

PHỤ LỤC 10: GIÁ TRỊ KIỂM ĐỊNH MANN – WHITNEY (Z) CỦA CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ

Test Statisticsa

Chi phi phan bon chi phi nong duoc chi phi tuoi tieu chi phi ld gia dinh

Mann-Whitney U 0,000 72,500 130,000 247,500

Wilcoxon W 465,000 537,500 595,000 712,500

Z -6,653 -5,582 -4,732 -2,994

Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,003

a. Grouping Variable: co va khong ap dung GlobalGap

PHỤ LỤC 11: GIÁ TRỊ KIỂM ĐỊNH MANN – WHITNEY (Z) CỦA CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ (TT)

Test Statisticsa

chi phi ld thue chi phi thu hoach chi phi lai chi phia khac

Mann-Whitney U 398,000 120,000 365,000 311,500

Wilcoxon W 863,000 585,000 830,000 776,500

Z -0,769 -5,650 -1,279 -2,048

Asymp. Sig. (2-tailed) 0,442 0,000 0,201 0,041

1 Mỹ Hòa 24 40,00

2 Đông Thành 20 33,33

3 Thuận An 16 26,67

4 Tổng cộng 60 100,00

PHỤ LỤC 13: CHẠY HÀM HỒI QUI TƯƠNG QUAN

(11 vars, 60 obs pasted into editor) .reg Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9

Source | SS df MS Number of obs = 60 ---+--- F( 9, 50) = 1485.49 Model | 7.6251e+14 9 8.4724e+13 Prob > F = 0.0000 Residual | 2.8517e+12 50 5.7034e+10 R-squared = 0.9963 ---+--- Adj R-squared = 0.9956 Total | 7.6536e+14 59 1.2972e+13 Root MSE = 2.4e+05 --- Y | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] ---+--- X1 | -1.041164 .0543846 -19.14 0.000 -1.150399 -.9319295 X2 | -1.079317 .2677336 -4.03 0.000 -1.617075 -.5415577 X3 | -.7854017 .6465673 -1.21 0.230 -2.08407 .513267 X4 | -1.069735 .1324259 -8.08 0.000 -1.33572 -.8037498 X5 | -.697732 .7456563 -0.94 0.354 -2.195427 .7999627 X6 | -1.969203 .5338031 -3.69 0.001 -3.041379 -.8970284 X7 | -.5412297 .69036 -0.78 0.437 -1.927859 .8453992 X8 | 6474.595 70.60584 91.70 0.000 6332.779 6616.411 X9 | 2547.471 75.69614 33.65 0.000 2395.431 2699.511 _cons | -1.62e+07 527290 -30.80 0.000 -1.73e+07 -1.52e+07 ---

Variable | VIF 1/VIF ---+---

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 82 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w