- Chế biến
3.3.1 Giải pháp về sản xuất
Với những khó khăn mà nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, vấn đề cấp thiết cần được khắc phục thì cây bưởi có hướng phát triển mới, tăng giá trị kinh tế hơn nữa và thật sự trở thành cây xóa đối giảm nghèo ở địa phương.
- Phải có biện pháp tuyên truyền vận động cho nông dân thấy rõ lợi ích của việc tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap là một xu thế tất yếu khi toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, và ngành nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản của Thái Lan, Trung Quốc đang chiếm dần thị trường trong và ngoài nước.
- Nâng cao trình độ học vấn của nông dân trên địa bàn nghiên cứu, vì chỉ có giáo dục mới cho phép nông dân tiếp thu được thông tin và hiểu biết vấn đề kỹ thuật mới như những kiến thức liên quan đến mô hình “sản xuất bưởi theo quy trình GlobalGap”. Cần tạo điều kiện để nông dân học tập thường
xuyên tại cộng đồng nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin hữu ích. Địa phương cần tổ chức các lớp bổ túc văn hóa cho những người không đi học và khuyến khích bà con cho con em của mình đi học đến nơi, đến chốn.
- Nông dân không trồng xen các loại bưởi trong một vườn( Năm Roi, Da Xanh vì việc đó ảnh hưởng rất lớn về tính di truyền và làm giảm năng suất, chất lượng của bưởi hàng hóa. Cần có sự tuyên truyền khuyến khích tích cực việc hạn chế và không trồng xen các loại bưởi khác trong vườn bưởi của mình. Các hoạt động tuyên truyền phải có dẫn chứng cụ thể nguy cơ mà nông dân phải đối mặt, đồng thời phải vận động nông dân cần phải có sự phối hợp với trung tâm khuyến nông, chi cục bảo vệ thực vật, phòng nông nghiệp.
- Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì phải trong một giới hạn cho phép, không nên quá lạm dụng, vừa bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng một số tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm về dư lượng kháng sinh có trong sản phẩm. Tuy nhiên muốn thực hiện được điều đó cần có sự hưởng ứng dây chuyền phản hồi thông tin từ người tiêu dùng và cả thương lái cũng như có sự can thiệp của các cơ quan của nhà nước thông qua báo chí, truyền hình… để có những biện pháp tuyên truyền tích cực tham gia trồng bưởi theo quy trình GlobalGap để bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và còn giảm được chi phi.
- Nông hộ sản xuất bưởi áp dụng tiêu chuẩn “GlobalGap” vào sản xuất phải tập làm quen với phương thức sản xuất mới, chuyển từ cách thức truyền thống sang hệ thống quản lý mới là sổ sách ghi chép – quản lý chất lượng, sơ cấp cứu tai nạn lao động, an toàn sử dụng điện, an toàn vệ sinh thực phẩm, phương pháp thu hoạch, bảo quản vận chuyển và đóng gói. Để thực hiện tốt các quy trình trên nông hộ cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được quy định.
- Nông dân cần nhận thức rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Các loại nông sản của Thái Lan, Trung Quốc vốn đã thâm nhập thị trường trong nước từ rất lâu, nay lại càng có nhiều cơ hội lấn áp các sản phẩm trong nước khi hàng rào thuế quan hay bảo hộ không còn nữa. Để hòa nhập mà không hòa tan thì nông dân cần hợp tác với nhau để tạo lợi thế về đầu ra và giảm sức ép các yếu tố giá cả đầu vào như phân bón, thuốc nông dược… từ đó nông dân có sức mạnh mặc cả về giá khi tham gia mua – bán trên thị trường. Và hình thức kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất đã và đang thể hiện những ưu điểm đó.
- Xây dựng thương hiệu và tạo uy tín cho bưởi Vĩnh Long, để tổ chức sản xuất quy trình khép kín đạt chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của mỗi thị trường. Thực hiện chương trình sản xuất an toàn trên cây bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGap, khuyến khích nông dân áp dụng kĩ thuật canh tác tiến bộ, giảm bớt sử dụng phân thuốc hóa học để tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh cho cây trồng (vừa giúp tăng năng suất, vừa bảo vệ tốt môi trường sinh thái), tạo ra nông sản đảm bảo chất lượng và an toàn...
- Hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật, khắc phục những tồn tại, tăng cường chuyển giao quy trình kỹ thuật, phổ biến tiêu chuẩn cây giống cho nhà vườn, hướng dẫn nông dân sử dụng giống sạch bệnh, tăng cường quản lý IPM, tăng cường phân hữu cơ cho cây, hướng dẫn biện pháp xử lý ra hoa hợp lý, áp dụng mở rộng cơ giới hóa công đoạn chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch, giảm bớt chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm.
- Nhân rộng mô hình HTX nông nghiệp đa năng gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, thông qua mạng lưới khuyến nông cơ sở đẩy mạnh việc giáo dục đào tạo cho nông dân kiến thức và kỹ năng sản xuất phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, đảm bảo sản phẩm làm ra phải hướng thêo tiêu chuẩn Tổ
Chức Thương Mại quốc tế quy định (sản xuất theo tiêu chuẩn GAP), khẳng định thương hiệu bưởi Vĩnh Long trên thị trường tiêu thụ trong nước và mở ra hướng xuất khẩu bền vững.
- HTX và doanh nghiệp phải thật sự quan tâm đến lợi ích của nhà vườn. Do đó, những đối tượng này quan tâm nâng cao chất lượng, ứng dụng các quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... không nên chỉ tranh mua - tranh bán.
- Cần nâng cao trình độ quản lý của ban quản trị, lãnh đạo hợp tác xã bằng các khóa đào tạo ngắn hạn trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh. Ban lãnh đạo cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, không nên chỉ làm lợi cho bản thân mà phải vì cho tập thể và cùng tập thể đưa tổ chức phát triển bền vững. Trong thời gian qua, rắc rối về thị trường tiêu thụ là do cách điều hành của hợp tác xã. Vì HTX là đầu mối tiêu thụ nhưng do thiếu vốn và hầu hết còn thiếu thông tin, kiến thức về xuất khẩu cũng như trình độ chuyên môn bị giới hạn nên không có khả năng xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua trung gian nên chuyện bị ép giá là không tránh khỏi, từ đó ảnh hưởng đến giá cả thu mua trong nông dân.
- Ban quản trị HTX, các công ty, doanh nghiệp thường xuyên công tác giám sát, kiểm tra công việc ghi chép theo dõi chuỗi sản phẩm của các hộ áp dụng “GlobalGap” từ khâu canh tác, thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, đóng thùng, đóng mã số truy nguyên nguồn gốc sản phẩm để đảm bảo yêu cầu bắt buộc là sản phẩm không thể nhầm lẫn giữa các lô với nhau trong cùng một vườn, sản phẩm của các vườn với nhau trong tất cả các khâu. Làm thế nào để sản phẩm có thể truy nguyên được nguồn gốc ngược lại từ khách hàng tiêu thụ sản phẩm cuối cùng trở lại đến hộ nông dân đã trồng ra sản phẩm đó.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX sản xuất và tiêu thụ bưởi đủ mạnh, tăng cường tính liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa nông
dân – nông dân, nông dân – HTX, nông dân – DNTN, tổ chức tổ hợp tác, HTX, đảm bảo quyền lợi cho xã viên, ký kết hợp đồng sản xuất – tiêu thụ, giảm bớt áp lực trung gian, thực hiện và quản lý tốt quy trình sản xuất và tiêu thụ.