Diện tích trồng bưởi của tỉnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 45 - 49)

4. Nội dung nghiên cứu

3.1.1.2 Diện tích trồng bưởi của tỉnh

- diện tích trồng bưởi qua các năm

Bảng 3.4: DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI DIỄN BIẾN QUA CÁC NĂM

BƯỞI

DIỄN BIẾN QUA CÁC NĂM

2008 2009 2010 2011

Diện Tích 7701 7865 7799 7847

(Nguồn: Niên giám thống kê và sở Nông nghiệp PTNT tỉnh)

Qua bảng chúng ta thấy được tình hình diện tích trồng bưởi của tỉnh Vĩnh Long được tăng đều qua các năm từ năm 2008 – 2011 chứng tỏ cây bưởi đã tăng thu nhập cho người dân Vĩnh Long. Từ giảm được nghèo đến làm giàu trên

mảnh vườn của mình.

- Diện tích trồng bưởi theo đơn vị hành chính

Một trong ba vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản nổi tiếng của Vĩnh Long là bưởi rộng hơn 7847 ha, được trồng tập trung ven sông Hậu thuộc các huyện Bình Minh, Tam Bình, Vũng Liêm, Trà Ôn. Một số huyện khác như Mang Thít, Long Hồ, Thành phố Vĩnh Long người dân cũng đang mở rộng diện tích trồng bưởi vì hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, Vĩnh Long cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 85.023 tấn bưởi các loại. Năng suất đạt 14,45 tấn/ ha

Cây Bưởi được trồng khá tập trung và chuyên canh phân bố tại 40 ấp thuộc 4 xã (Mỹ Hoà, Đông Thành, Đông Bình và Thuận An - huyện Bình Minh), chiếm 31,2% tổng diện tích trồng bưởi chuyên canh trong tỉnh. Trong khi đó, bưởi được trồng phân tán lại chiếm ưu thế tại các huyện Mang thít, Tam Bình vàTrà Ôn. Ðiều này có thể giải thích vì sao chất lượng sản phẩm của bưởi không đồng đều mặc dù cùng có nguồn gốc từ tỉnh Vĩnh Long, vì hiện nay một số sản phẩm hiện vẫn còn đang được trồng phân tán, manh mún và không đồng bộ, không theo một quy trình tiên tiến khép kín.

PHÂN THEO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TX Vĩnh Long Long Hồ Mang Thít Vũng Liêm Tam Bình Bình Minh Trà Ôn Bình Tân Diện Tích 7874 202 515 699 1137 1716 1966 1006 842

(Nguồn: Niên giám thống kê và sở Nông nghiệp PTNT tỉnh)

- Diện tích trồng bưởi của các nông hộ

Qua bảng 3.6 cho thấy diện tích đất nông nghiệp của hộ như sau: diện tích đất sản xuất trung bình là 7,8 công, diện tích đất lớn nhất mà nông hộ sản xuất là 22 công và thấp nhất là 1 công.

Diện tích đất canh tác của nông hộ từ dưới 5 công chiếm 45%, như vậy vẫn còn một số lượng không nhỏ các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ nên khó áp dụng khoa học kỹ thuật như mô hình “GlobalGap”. Cao nhất là trên 16 công chiếm 8,33% và đa số từ 6 đến 15 công chiếm 46,67%.

Bảng 3.6: DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG BƯỞI CỦA CÁC NÔNG HỘ

Diện tích Số hộ Tỷ trọng (%) - Từ 1 đến 5 công 27 45,00 - Từ 6 đến 10 công 17 28,34 - Từ 11 đến 15 công 11 18,33 - Trên 16 công 5 8,33 Tổng cộng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ)

Nhìn chung, tổng diện tích của hộ ở mức trung bình, trong tương lai định hướng của họ là tiếp tục duy trì ngành nghề này và sẽ chuyển đổi phương thức sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học mới và vẫn duy trì diện tích đất sản

xuất, điều đó cho thấy rằng trồng bưởi ở nơi đây là một ngành rất có triển vọng để phát triển, họ không có ý định chuyển sang ngành nghề khác. Đất sản xuất của nông hộ chủ yếu là đất nhà nên không phải tốn chi phí thuê đất, một lý do khác là do vòng đời của cây bưởi rất lâu từ 10 đến 20 năm nên rất khó trong việc cho thuê đất.

3.1.1.3 Năng suất

Bảng 3.7: DIỄN BIẾN NĂNG SUẤT BƯỞI QUA CÁC NĂM

ĐVT: Tấn/Ha

BƯỞI

DIỄN BIẾN QUA CÁC NĂM

2008 2009 2010 2011

Năng suất 12,86 13,51 14,60 15,1

(Nguồn: Niên giám thống kê và sở Nông nghiệp PTNT tỉnh)

Năng suất bưởi không ngừng gia tăng, năm 2011 năng suất bình quân đạt 15,1 tấn/ha, tăng 2,24 tấn/ha so với năm 2008. Nguyên nhân do hệ thống bờ bao khép kín, chủ động được nguồn nước ở các vùng trồng cây ăn trái tập trung được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được nông dân không ngừng tiếp thu ứng dụng khá hiệu quả, tăng tỉ lệ ra hoa và đậu trái vụ nghịch, sản phẩm có giá cao và tương đối ổn định nên được các nhà vườn tập trung đầu tư. Tuy nhiên, năng suất bưởi phụ thuộc nhiều vào việc trồng tập trung hay phân tán. Kết quả nghiên cứu về chuổi giá trị cho bưởi Vĩnh Long (2009) của công ty Nghiên Cứu Thị Trường Axis Research cho thấy, đối với diện tích bưởi trồng tập trung thì năng suất đạt khá cao (khoảng 20-30 tấn/ha, trong đó số hộ đạt trên 15 tấn/ha chiếm 75%, cao nhất đạt tới 80 tấn/ha); Ðối với diện tích trồng phân tán thì năng suất trung bình đạt thấp hơn (chỉ khoảng 10 - 11 tấn/ha).

Ðây cũng chính là lý do để hướng tới nên tập trung khoanh vùng để tăng diện tích trồng chuyên canh nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm bưởi.

3.1.1.4 Sản lượng

Bảng 3.8: DIỄN BIẾN SẢN LƯỢNG BƯỞI QUA CÁC NĂM

ĐVT: Tấn

BƯỞI

DIỄN BIẾN QUA CÁC NĂM

2008 2009 2010 2011

Sản Lượng 71809 79677 83074 85023

(Nguồn: Niên giám thống kê và sở Nông nghiệp PTNT tỉnh)

Qua bảng chúng ta thấy sản lượng bưởi tăng dần qua các năm theo mối tương quan giữa diện tích và năng suất và năm 2011 sản lượng bưởi đạt 85023 tấn tăng 13 241 tấn so với năm 2008.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w