- Chế biến
3.3.2 Giải pháp về thị trường, giá cả
- Phân đoạn thị trường tiêu thụ gồm: Thị trường cao cấp và khó tính là xuất khẩu ra các nước Đông âu, EU, Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Singapore …. Và các siêu thị lớn trong nước, thị trường trung bình (đại trà) là các vùng miền còn lại trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch sang Lào, Campuchia, Trung Quốc
- Định vị thị trường trong nước: Mỗi tỉnh, thành phố ít nhất phải hình thành một đầu mối giới thiệu và tiêu thụ bưởi Vĩnh Long.
- Thương lái cần kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua các tổ chức kinh doanh để giám sát việc thu mua và phân loại bưởi một cách tốt nhất. Đồng thời, các công ty, thương lái cần công khai giá mua, bán bưởi trên thị trường để tạo lòng tin cho nhà vườn. Thương lái và nông dân cần hiểu rõ tầm quan trọng của hợp đồng hợp pháp và lợi ích của các bên tham gia để từ đó sử dụng hợp đồng trong mua bán bưởi và hạn chế việc tranh chấp khi có sự bất đồng xảy ra.
- Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nông dân cần cập nhật thường xuyên giá cả thị trường để hạn chế việc thương lái ép giá. Đồng thời nông dân cần phải năng động tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo…kết hợp với cơ quan quản lý thị trường về tình hình giá cả để có hướng bình ổn và có thể học hỏi thêm các kiến thức về ký kết hợp đồng.
- Siêu thị Metro và một số thị trường thu mua bưởi cần xem xét hỗ trợ cho địa phương có một trung tâm thu mua bưởi hay chợ đầu mối giúp ổn định đầu ra để nông dân an tâm sản xuất.
- Giá của sản phẩm đầu ra cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của nông dân có tham gia mô hình sản xuất theo GlobalGap hay không. Do đó cần có chính sách hỗ trợ như bao tiêu, thu mua sản phẩm cho nông dân với giá hợp lý cao hơn thị trường để bù đắp lại các chi phí khi đầu tư áp dụng mô hình này và đảm bảo có lợi nhuận cho nông dân (việc cấp Giấy chứng nhận GlobalGap chỉ có thời hạn 1 năm, sau đó phải xác nhận lại. Mỗi lần như thế tốn 5.000 USD cho cơ quan cấp giấy chứng nhận kiểm tra, xác nhận, cùng với 3.400 USD để thuê tư vấn). Nhà nước phải can thiệp khi nông dân bị thương lái ép giá và có chính sách hỗ trợ thiết thực khi cần thiết.
- Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ thông tin tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo thị trường, nhu cầu thị trường tiêu thụ, kiểm dịch thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân tích và dự báo diễn biến giá cả thị trường giúp nhà vườn có định hướng sản xuất đúng.
- Thách thức lớn nhất được đặt ra sau khi nhận chứng chỉ GlobalGap đó là công tác khuyến cáo xúc tiến thương mại thương hiệu bưởi Năm Roi trên phạm vi toàn thế giới mà trước mắt tập trung cho khu vực Châu Âu là cần thiết lúc này, thiết nghĩ là quá sức với các HTX bưởi Năm Roi hay các công ty thu mua, do đó phải có sự hỗ trợ tích cực tiếp theo của các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp Việt nam trong quan hệ WTO. Mặt khác chính quyền địa phương cùng với ban quản trị HTX cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức của bà con nông dân, khuyến khích sản xuất hết diện tích bưởi Năm Roi đạt tiêu chuẩn GlobalGap đáp ứng cho những chuyến Contenner đi nhiều và xa hơn, mang về bưởi Năm Roi Mỹ Hoà - Bình Minh giá trị đích thực của nó.
- Sản xuất trái cây theo tiêu GlobalGap rất an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhà vườn không đeo nổi với tiêu chuẩn này vì
trái chín bán bằng với giá không tiêu chuẩn. Trong khi đó, để có trái cây đạt GlobalGap thì phải thực hiện cả trăm yêu cầu rất khắt khe, công lao đổ xuống vườn cả năm nhưng thu lại không xứng đáng với công sức, trong khi không có doanh nghiệp tiêu thụ đứng sau lưng nhà vườn để hỗ trợ đầu ra.
- HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long không thể lo đủ 200 triệu đồng để đóng phí tái chứng nhận. Nhiều nhà vườn từng sản xuất bưởi theo tiêu chuẩn GlobalGap trong HTX đã chuyển sang hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với một công ty ở Tiền Giang. Bởi vậy doanh nghiệp hỗ trợ một khoản chi phí tái chứng nhận GAP thì bà con sẽ quay trở lại với GlobalGap”. Giá trị trái cây GlobalGap đã rõ, nhưng muốn tồn tại thì phía sau lưng phải có doanh nghiệp làm đầu mối tiêu thụ và chia sẻ phí tái chứng nhận GAP cùng nhà vườn. doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm yểm trợ cho nhà vườn đầu ra. Phải chia sẻ hài hòa lợi ích giữa nhà vườn và doanh nghiệp mới mang tính bền vững.