Tham gia tập huấn của các nông hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 56)

Hình 4: Tỷ trọng tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật của các nông hộ

Trong 60 mẫu phỏng vấn có 47 hộ tham gia tập huấn (chiếm 78,33%), còn lại 13 hộ không tham gia tập huấn (chiếm 21,67%). Điều này do những hộ này không có điều kiện để tham gia các buổi tập huấn, một lý do khác là do trình độ học vấn còn hạn chế nên những hộ này không tham gia. Mặt khác trong những năm gần đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng được phổ biến rộng rãi thì việc tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật từ các phương tiện này cũng đã trở nên phổ biến hơn. Các hộ được tập huấn kỹ thuật chủ yếu do nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, và một số hộ được tập huấn kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông. Các buổi tập huấn kỹ thuật là rất cần thiết cho các nông hộ sản xuất để tiếp thu khoa học kỹ thuật trong điều kiện sản xuất mới vì vậy rất được nông dân quan tâm. Theo đánh giá của các hộ được tập huấn kỹ thuật tại địa phương về các buổi tập huấn thì họ có thể tiếp thu được kiến

thức mới, khả năng ứng dụng các kiến thức mới này vào sản xuất cũng tương đối, và đặc biệt nông dân có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau.

3.1.1.7 Cách bảo quản, chế biến-Cách bao quản -Cách bao quản

Đại đa số thương lái không ứng dụng bất cứ phương pháp bảo quản nào. Họ để bưởi nơi thoáng mát hoặc vận chuyển bưởi đi ngay.

Tuy vậy, có một số thương lái và doanh nghiệp đã ứng dụng các phương pháp (chủ yếu là phương pháp hoá học) làm cho bưởi đang héo trở lại tươi, hoặc có cách làm biến đổi màu sắc của quả (Sau 5 phút ngâm bưởi trong dung dịch hoá học (ví dụ ethephon 500 ppm) và bao gói bằng bao PE có tác dụng cải thiện màu sắc vỏ trái, vỏ trái trở nên vàng, sáng tươi trở lại)

Theo các nhà nghiên cứu, phương pháp bao bưởi bằng bao nhựa PE có thể bảo quản bưởi trong vòng 3 tháng nhưng màu sắc vỏ bưởi không đều, có hiện tượng bị úng vỏ

Gần đây cũng có những nghiên cứu về việc ‘Ứng dụng màng chitosan’ trong việc bảo quản bưởi. So sánh với bao nhựa PE, màng chitosan cho chất lượng tốt hơn trong 3 tháng bảo quản. Màng chitosan chống thoát hơi nước, kháng khuẩn, không gây độc cho môi trường và con người. Với màng chitosan, màu sắc của vỏ bưởi chỉ thay đổi chút ít so với lúc mới hái, nhưng vỏ bưởi vẫn có màu đều nhau, và có thể ăn được sau 3 tháng.

Sau khi được phân loại, bưởi được thương lái xếp ngang và cho vào bao, cần xé hoặc thùng carton (rất ít). (Nguồn phỏng vấn chuyên sâu thương lái). Cách thức đóng gói bằng bao & cần xé khiến cho bưởi bị hao hụt đáng kể, nhất là trong quá trình vận chuyển & bốc vác.

Doanh nghiệp Hoàng Gia hiện nay đang đóng gói bưởi bằng bao lưới. Trên từng trái bưởi của Hoàng Gia đều có dán nhãn mác và xuất xứ hàng hoá.

Sau đó bưởi tiếp tục được xếp vào các thùng giấy để vận chuyển đi xa (nguồn phỏng vấn chuyên sâu doanh nghiệp).

- Chế biến

Tại Vĩnh Long, Hoàng Gia là một trong số rất ít doanh nghiệp chế biến trái cây của Đồng Bằng Sông Cửu Long đã làm công tác chế biến bưởi (nước bưởi ép). Năm 2004, DN Hoàng Gia quyết định đầu tư thêm dây chuyền sản xuất nước ép bưởi Năm Roi đóng lon có công suất 4,5 triệu sản phẩm/ năm. Việc phát triển mô hình chế biến này đã giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề tiêu thụ bưởi (lọai nhỏ), xuất khẩu sản phẩm chế biến đi các nước (Mỹ, Đức, Tây Ban Nha v.v.).

3.1.1.8 Thực trạng thu mua và thị trường tiêu thụ bưởi hiện nay

* Thực trạng thu mua

- Thuận lợi

Việc thu mua của thương lái, hợp tác xã hay doanh nghiệp tư nhân tương đối thuận lợi.

+ Thương lái không phải sợ giá bất ổn như người nông dân mà theo thị trường họ sẽ mua với giá thích hợp. Nếu có thỏa thuận trước dù sau đó giá có biến động theo hướng giảm họ có quyền yêu cầu nông dân neo trái chờ giá tăng trở lại. Đồng thời, bưởi dễ bảo quản nên cũng là một thuận lợi cho thương lái khi chờ đủ số lượng và giá bán thích hợp.

+ Hợp tác xã còn được các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ nên thị trường thu mua rộng lớn. Trong thời gian qua, HTX bưởi Mỹ Hòa đã ký hợp đồng với công ty Metro Cash & Carry Việt Nam cung cấp bưởi đạt tiêu chuẩn GlobalGap sang thị trương châu Âu. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao giá bưởi Năm Roi vì nếu sản phẩm bưởi đạt tiêu chuẩn GlobalGap thì giá trị sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với trước đây.

+ Với nguồn vốn đầu tư khoa học kỹ thuật hiện đại và là doanh nghiệp đầu tiên đăng ký thương hiệu cho bưởi Năm Roi, DNTN Hoàng Gia đã góp phần đưa thương hiệu bưởi Năm Roi vang xa trên thị trường thế giới và thu hút nhiều hơn nữa khách hàng ngoài nước.

- Khó khăn

+ Tỉnh Vĩnh Long có diện tích trồng bưởi khá lớn với hơn 7847 ha, sản lượng lên đến 85023 tấn mỗi năm (Nguồn: sở NN & PTNT tỉnh Vĩnh Long)

nhưng khó huy động đủ số lượng lớn, đạt tiêu chuẩn theo đúng thời gian quy định của nhà xuất khẩu do diện tích sản xuất đạt GlobalGap còn ít, tỷ lệ đạt loại 1 thấp chỉ từ 15% đến 20%.

+ Bưởi của các nhà vườn cũng chưa đồng đều về chất và lượng. Về giá cả thì cũng không ổn định do tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết nên bị thương lái ép giá.

+ Tuy nhiên nguồn gốc ngoài HTX rất khó do chưa có chứng nhận VietGAP hay chưa mở rộng được GlobalGap, ngoài HTX Mỹ Hòa và DNTN Hoàng Gia, công ty TNHH The Fruit Republic đã dán nhãn, còn lại thì không rõ nguồn gốc vì thương lái cạnh tranh nhau để mua. HTX thiếu vốn mở rộng đầu tư diện tích đạt chứng nhận GlobalGap, vốn kinh doanh, duy trì xét cấp chứng nhận GlobalGap.

+ Thông tin về thị trường chưa thông suốt gây nên bất cân xứng về thông tin, giá mà người nông dân biết được là thông qua các thương lái nên chưa biết được giá trị thực của bưởi trên thị trường trong và ngoài nước. Các chợ đầu mối trái cây còn rất hạn chế nên vấn đề bất cân xứng thông tin càng trở nên trầm trọng.

+ Ngoài những khó khăn của nông dân, thương lái và doanh nghiệp thì người bán lẻ cũng gặp không ít khó khăn trong việc bảo quản và tồn trữ. Họ chưa cập nhật giá thị trường một cách thường xuyên. Người bán lẻ là người

giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng và nhận được thông tin phản hồi từ người tiêu dùng nhưng việc tiếp cận cũng như việc giải quyết các thông tin vẫn còn rất hạn chế, chỉ có hệ thống siêu thị làm tốt việc này.

* Thị trường tiêu thụ

Hiện nay thị trường tiêu thụ nội địa chiếm một phần rất lớn, nhất là bưởi được cung cấp cho các hệ thống siêu thị từ Nam ra Bắc. Đồng thời bưởi được cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng khắp các tỉnh trong nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, điển hình là các thương lái bán bưởi tại các chợ đầu mối ở nơi đây. Trong tổng sản lượng bưởi sản xuất ở ĐBSCL, thị trường các tỉnh Nam Bộ chiếm khoảng 65%, phần còn lại là các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, thị trường miền Bắc và miền Trung – Tây nguyên có nhu cầu song chưa đáp ứng đầy đủ, một phần do chi phí vận chuyển cao. Bưởi được bán cho người tiêu dùng nội địa thông qua người bán sỉ và chính người bán sỉ cũng tự mở rộng thị trường tiêu thụ bưởi Năm Roi sang Campuchia, Trung Quốc và các nước lân cận.

Ngoài thị trường các nước châu Á, bưởi Năm Roi còn được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, trong đó Hà Lan và Nga là hai nước nhập khẩu chính và rất có tiềm năng. Tuy nhiên yêu cầu của các nước rất khắc khe, chỉ nhập khẩu bưởi đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn về dư lượng thuốc kháng sinh phải dưới mức cho phép. Khi đó, sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp sạch GlobalGap là giấy thông hành để bưởi Năm Roi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này. Tại ĐBSCL, công ty Hoàng Gia là đơn vị xuất khẩu có năng lực về thu mua, bảo quản và xuất khẩu trực tiếp, công ty này có thương hiệu trong xuất khẩu bưởi trên thương trường trong những năm gần đây. Còn HTX bưởi Năm Roi Mỹ Hòa phải xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian là các công ty xuất nhập khẩu rau quả như DNTN Đạt Vinh… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất bưởi trên địa bàn vùng nghiên cứu địa bàn vùng nghiên cứu

Chúng ta chỉ xét mức độ ảnh hưởng của các chi phí đầu vào như: chi phí phân bón (phân hữu cơ, phân vô cơ và các loại phân sinh học khác), chi phí thuốc nông dược, chi phí lao động (phun thuốc, bón phân, bồi bùn, làm cỏ, cắt tỉa cành…), chi phí thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác và các yếu tố đầu ra như năng suất, giá bán xem các yếu tố này có mối quan hệ như thế nào đối với lợi nhuận của các nông hộ.

Khi xử lý các số liệu bằng phần mềm Stata về sự hồi qui tương quan giữa các loại chi phí đến lợi nhuận thu được kết quả sau:

Bảng 3.12: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ

Chỉ số Giá trị

Hệ số tương quan bội (R) 0,9963

Hệ số xác định (R2) 0,9956

Tỷ số F(9, 50) 1.485,49

P-value 0,000

(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ) 3.1.2.1 Ý nghĩa các hệ số

- Hệ số tương quan bội R: ta thấy R = 0,9963 = 99,63%, tức là lợi nhuận (Y) với các biến X như: chi phí phân bón, chí phí nông dược, chi phí lao động, chi phí tưới tiêu, chi phí thu hoạch,chi phí lãi, chi phí khác, năng suất, giá bán có quan hệ chặt chẽ của mô hình.

- Hệ số xác định (R2): ta thấy R2 = 0,9956 = 99,56%, có ý nghĩa là 99,56% sự thay đổi trong lợi nhuận được giải thích bởi các biến: chi phí phân bón, chí phí nông dược, chi phí lao động, chi phí tưới tiêu, chi phí thu

hoạch,chi phí lãi, chi phí khác, năng suất, giá bán. Còn lại 0,44% sự thay đổi của lợi nhuận được giải thích bởi các nhân tố khác không nghiên cứu trong mô hình.

3.1.2.2 Kiểm định mô hình- Kiểm định mô hình - Kiểm định mô hình

+ Đặt giả thuyết:

H0: µ1 = µ2 = µ3 = µ4 = µ5 = µ6 = µ7 = µ8 = µ9 = 0 tức là 9 yếu tố với các loại chi phí: phân bón, nông dược, lao động, tưới tiêu, thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác; năng suất; giá bán không ảnh hưởng đến lợi nhuận.

H1: µ1 = µ2 = µ3 = µ4 = µ5 = µ6 = µ7 = µ8 = µ9 ≠ 0 tức là 9 yếu tố với các loại chi phí: phân bón, nông dược, lao động, tưới tiêu, thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác; năng suất; giá bán có ảnh hưởng đến lợi nhuận.

+ Ta có P_value = 0 < α = 0,05 = 5%.

+ Kết luận: với độ tin cậy α = 5% ta bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là khi cố định các yếu tố ngoài các yếu tố đã nêu trên, thì các yếu tố này có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

- Hiện tượng đa cộng tuyến

Tất cả các giá trị của VIF đều nhỏ hơn rất nhiều so với 10, nghĩa là không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình.

- Hiện tượng tự tương quan

Giá trị kiểm định Durbin – Waston d = 2,34 < 4, nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình. Mặt khác, hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 0,8. Nên không có hiện tượng tương quan cặp trong mô hình.

3.1.2.3 Kiểm định từng biến trong mô hình- Gọi biến phụ thuộc - Gọi biến phụ thuộc

- Các biến độc lập:

X1: là chi phí phân bón (đồng/1000m2)

X2: là chi phí thuốc nông dược (đồng/1000m2) X3: là chi phí tưới tiêu (đồng/1000m2)

X4: là chi phí lao động (đồng/1000m2) X5: là chi phí thu hoạch (đồng/1000m2) X6: là chi phí lãi (đồng/1000m2)

X7: là chi phí khác (đồng/1000m2) X8: là năng suất bưởi (kg/1000m2) X9: là giá bán bưởi (đồng/kg)

Bảng 3.13: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG BƯỞI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các biến Hệ số β Chỉ số t

Chi phí phân bón (X1) -1,041 -19,14***

Chi phí nông dược (X2) -1,079 -4,03***

Chi phí tưới tiêu (X3) -0,785 -1,21ns

Chi phí lao động (X4) -1,070 -8,08***

Chi phí thu hoạch (X5) -0,698 -0,94ns

Chi phí lãi (X6) -1,969 -3,69***

Chi phí khác (X7) -0,541 0,78ns

Năng suất (X8) 6.474,595 91,70***

Giá bán (X9) 2.547,471 33,65***

Hằng số β0 -16.200.000 -30,80***

(Nguồn: Tổng hợp từ 60 bảng câu hỏi phỏng vấn từ các nông hộ)

***: ý nghĩa đến 1%

Theo kết quả trên ta thấy có 6 yếu tố đưa vào mô hình có ý nghĩa, có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ:

Chi phí phân bón (P = 0%)

Chi phí thuốc nông dược (P = 0%) Chi phí lao động (P = 0%)

Chi phí lãi (P = 0,1%) Năng suất (P = 0%) Giá bán (P = 0%)

Qua kết quả phân tích trên có ba biến không có ý nghĩa trong mô hình đó là: chi phí tưới tiêu, chi phí thu hoạch, chi phí khác.

3.1.2.4 Viết phương trình hồi qui và giải thích phương trình hồi qui tương quan đa biến quan đa biến

- Phương trình hồi qui:

Y = - 16.200.000 –1,041X1 – 1,079X2 – 0,785X3 - 1,070X4 - 0,698X5 – 1,969X6 - 0,541X7 + 6.474,595X8 + 2.547,471X9

- Giải thích phương trình hồi qui:

+ Yếu tố chi phí phân bón (X1)

Chi phí phân bón là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Loại phân mà nông hộ sử dụng, liều lượng sử dụng có ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận thông qua năng suất bưởi tăng hay giảm. Mặt khác, chi phí phân bón cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ. Từ phương trình trên ta có β1 = - 1,041. Giá trị này cho ta thấy nếu chi phí phân bón của nông hộ tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận của nông hộ giảm 1,041 đồng, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

+ Yếu tố chi phí thuốc nông dược (X2)

Chi phí nông dược cũng có tác động đến nông hộ tham gia trồng bưởi, với β2 = -1,079 giá trị này cho ta thấy nếu chi phí thuốc nông dược của

hộ tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận của nông hộ giảm 1,079 đồng trong trường hợp các yếu tố khác (chi phí phân bón, chi phí tưới tiêu, chi phí lao động, chi phí thu hoạch, chi phí lãi, chi phí khác, năng suất, giá bán) không đổi.

+ Yếu tố chi phí tưới tiêu (X3)

Ta có β3 = - 0,785. Về ý nghĩa thống kê, không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố chi phí tưới tiêu có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

+ Yếu tố chi phí lao động (X4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ phương trình trên ta có β4 = -1,070. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 1.070 đồng nếu nông hộ tăng chi phí sử dụng lao động thêm 1000 đồng.

+ Yếu tố chi phí thu hoạch (X5)

Ta có β5 = -0,698. về mặt thống kê, không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố chi phí thu hoạch có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

+ Yếu tố chi phí lãi vay (X6)

Tư phương trình trên ta có có β6 = -1,969. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí lãi vay của nông hộ tăng thêm 1 đơn vị thì lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 1,969 đồng.

+ Yếu tố các chi phí khác (X7)

Ta có β7 = -0,541, không đủ điều kiện để kết luận rằng yếu tố chi phí khác có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ.

+ Yếu tố năng suất (X8)

Năng suất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của

Một phần của tài liệu Các giải pháp nhằm phát triển cây Bưởi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long theo hướng bền vững (Trang 56)