Tên Tiếng Anh : Techcombank KhanhHoa.
Địa chỉ : Trụ sở chính tại 38 – 40 Thống Nhất – Nha Trang – Khánh Hòa. Điện thoại : 058.3818166.
Techcombank khánh Hòa thành lập vào ngày 27/09/2006 chỉ với 14 nhân viên.
Sau hơn 2 năm hoạt động không ngừng phát triển, đến năm 2006, Techcombank Khánh Hòa đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công nhận là một trong những Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn Khánh Hòa.
Năm 2010, thành lập thêm phòng giao dịch ở Thị xã Cam Ranh và phòng giao dịch Vĩnh Hải nâng số nhân viên của Techcombank Khánh Hòa lên tới hơn 50 nhân viên với 5 phòng giao dịch và chi nhánh. Techcombank Khánh Hòa phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về độ tin cậy, chất lƣợng và hiệu quả
2.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Techcombank chi nhánh Khánh Hòa
2.1.3.1 Nhân tố vĩ mô
Nhân tố kinh tế
Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Năm 2010, mặc dù kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc gặp nhiều khó khăn nhƣng nhìn chung kinh tế Khánh Hòa vẫn tiếp tục tăng trƣởng :
+ Tốc độ tăng trƣởng (GDP) ƣớc tăng 10,2% (so sánh với Nghị quyết HĐND tỉnh đã điều chỉnh 10%); trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ƣớc tăng 14,6% (riêng giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 10,02%), giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ƣớc tăng 2,3%; giá trị dịch vụ ƣớc tăng 21,3%.
+ Năm 2010 GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 1.330 USD. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ƣớc đạt 6.276 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2009
+ Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo cơ cấu dịch vụ - du lịch 43,32%, công nghiệp-xây dựng 41,71%, nông-lâm-thuỷ sản 14,97%.
( Theo :www.Khanhhoa.gov.vn)
Nhƣ vậy, hòa nhịp cùng cả nƣớc, kinh tế Khánh Hòa đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên, tích lũy trong dân cƣ ngày càng lớn, mức tiêu dùng cũng ngày càng tăng là điều kiện tốt để Ngân hàng tăng khả năng huy động vốn và phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn. Quý I/2011, nguồn vốn huy động của các chi nhánh tổ chức tín dụng đƣợc 21.300 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay của các tổ chức tín dụng ƣớc 19.170 tỷ đồng tăng 13,85 % so với cùng kỳ năm trƣớc. Nợ xấu đến cuối năm 2010 là 385 tỷ đồng chiếm 3,32% tổng dƣ nợ
Lạm phát
Sự gia tăng của lạm phát sẽ ảnh hƣởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Đối với các NHTM nói chung và Chi nhánh Techcombank Khánh Hòa nói riêng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm xuống, sẽ ảnh hƣởng xấu đến hoạt động huy động vốn, đầu tƣ, mọi dịch vụ của Ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng. Lạm phát không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả tín dụng mà thông qua các yếu tố liên quan nó cũng gây ra những rủi ro khó lƣờng đối với hoạt động này của Ngân hàng.
Việc lạm phát không ngừng gia tăng sẽ gây khó khăn trong việc cân đối lãi suất huy động và lãi suất cho vay vì vậy sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tín dụng. Hay việc lạm phát gia tăng làm ảnh hƣởng đến khả năng tài chính và thanh khoản của khách hàng vay, làm ảnh hƣởng đến kỳ hạn của các khoản tiền gửi… từ đó làm giảm đi nguồn thu và khả năng thanh toán của Chi nhánh.
Tình hình lạm phát đang tăng cao vào đầu năm 2011, tại tháng 3 chỉ số này là 6,2%. Ngân hàng nhà nƣớc siết chặt nguồn tiền thông qua công cụ lãi suất. NHNN đã luật hóa bằng thông tƣ cấm NHTM huy động lãi suất vƣợt quá 14 %/ năm kì hạn tuần. Nhƣng để thu hút vốn của ngƣời dân, sau khi tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn, nhiều NHTM cũng nâng lãi suất kỳ hạn lên sát trần 14%/năm. Lãi suất kì hạn ngắn cũng đƣợc đẩy lên cao ngang bằng kỳ hạn dài hạn. Huy động vốn khó khăn, các ngân hàng chỉ biết giành thị phần của nhau bằng việc tăng lãi suất huy động. Với mức lãi suất huy động cao nhƣ hiện nay, chi phí lãi của các ngân hàng sẽ tăng cao, đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cao, khách hàng khó tiếp cận với nguồn vốn. Nguy cơ ngân hàng thua lỗ là có khả năng xảy ra trong thời điểm này
Tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng liên tục biến động. Từ đầu năm 2011 đến nay, không ít NHTM đẩy mạnh cho vay ngoại tệ thông qua mở các L/C xuất nhập khẩu cho khách hàng, rủi ro của NHTM nằm ở các doanh nghiệp nhập
khẩu nếu NHTM không đẩy mạnh kiểm soát rủi ro tín dụng và quản lý nợ, tài sản tốt
- Tỷ giá trên thị trƣờng tự do thƣờng vƣợt khỏi biên độ kiểm soát của NHNN, hình thành hệ thống hai tỷ giá. Khi có nhu cầu về ngoại tệ, NHTM còn gián tiếp tham gia thị trƣờng tự do để đáp ứng nhu cầu thanh toán hợp lý của khách hàng. Tỷ giá giao dịch tự do thay đổi thƣờng buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá, điều này gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM
Nhân tố chính trị và luật pháp
Môi trƣờng pháp lý rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc phát triển ngành nhƣng cũng thể trở thành rào cản của ngành nghề đó. Đặc biệt xét trên lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, do giữ vai trò là một trung gian tài chính nên việc thay đổi từ môi trƣờng pháp lý sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng rất lớn. Vì việc Chính phủ ƣu tiên hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nghề nào đó có thể làm ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tƣợng khách hàng mục tiêu của Ngân hàng, từ đó dẫn đến làm thay đổi hiệu quả hoạt động tín dụng.
Chính sách của chính phủ
Với việc gia nhập WTO và cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ trong đó có dịch vụ tài chính- Ngân hàng, Chính phủ cho phép thành lập Ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài. Đây quả là một thách thức to lớn cho ngành Ngân hàng Việt Nam còn rất non trẻ. Tuy nhiên đó cũng chính là động lực để các Ngân hàng của chúng ta củng cố bộ máy hoạt động, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và uy tín... để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt khi ngày càng có nhiều Ngân hàng nƣớc ngoài muốn bƣớc vào thị trƣờng Việt Nam. Chỉ thị của chính phủ về việc trả lƣơng qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trƣờng to lớn cho Techcombank Khánh Hòa. Chi nhánh đã có thị phần đáng kể nhờ việc khai thác trả lƣơng cho hàng ngàn cán bộ nhân viên của các bộ ngành nhƣ: Bộ Kế hoạch Đầu tƣ,
Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Tòa án Nhân dân tối cao, Bảo Việt Nhân thọ, các trƣờng học...
Luật cũng đảm bảo cho các Ngân hàng hoạt động lành mạnh an toàn và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc; quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Các nhân tố phát triển khoa học công nghệ
Vấn đề công nghệ thực sự là nền tảng cho việc hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, quá trình hội nhập của nền kinh tế sẽ diễn ra sâu rộng hơn bao giờ hết. Quá trình này mở ra cho các ngân hàng nhiều cơ hội trong việc tiếp cận với những kiến thức, thành tựu khoa học tiến tiến thế giới, mở ra khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú dựa vào những thành tựu công nghệ đó. Đối với các ngân hàng, ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ và nhân sự. Techcombank đặc biệt nắm bắt đƣợc vai trò của công nghệ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tận dụng đƣợc những cơ hội này cụ thể nhƣ việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Data warehouse, Business Intelligence, Cash management, Risk Rating, Sale Force…nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các khối. Nâng cấp toàn diện hệ thống T24r7 lên T24r10 đảm bảo sự phát triển lâu dài với qui mô lớn của ngân hàng
Nhân tố điều kiện tự nhiên
Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có nhiều lợi thế tự nhiên với vị trí thuận tiện về giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không và là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam (tháng 5/2009, TP. Nha Trang – Khánh Hòa đƣợc Nhà nƣớc công nhận là đô thị loại I). Địa bàn này đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tƣ. Do đặc thù của Khánh Hòa là tỉnh có biển, tài nguyên biển khá phong phú, nên ngành chế biến thủy hải sản khá phát triển. Mà đặc thù của ngành chế biến thủy sản là theo mùa vụ
nên việc cho vay ngắn hạn có tiềm năng rất cao. Theo đó, Khánh Hòa là một thị trƣờng nhiều tiềm năng cho hoạt động tài chính Ngân hàng.
Nói tóm lại ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là rất đa dạng và phong phú, thông qua nhiều khía cạnh và từ nhiều góc độ khác nhau, bất cứ lúc nào nó cũng có thể gây ra cho Ngân hàng rủi ro và nguy cơ bị loại bỏ ra khỏi quy luật cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng. Tuy nhiên nó cũng sẽ tạo ra cho Ngân hàng những cơ hội nhất định, vì vậy trƣớc từng sự biến động của các yếu tố môi trƣờng này, Ngân hàng cần nhận diện và phân biệt những cơ hội và nguy cơ có thể có từ đó kết hợp với những điểm mạnh- yếu của Ngân hàng và đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhất nhằm chiến thắng trong cạnh tranh.
2.1.3.2 Các nhân tố vi mô
Đối thủ cạnh tranh và sự phát triển của nghành
Đứng về góc độ yếu tố phát triển ngành, thì việc phát triển của ngành cũng sẽ tạo ra khá nhiều cơ hội cho sự phát triển của Ngân hàng. Nhƣ Việt Nam trong thời gian này, ngành tài chính Ngân hàng đang ngày một phát triển và trƣởng thành, đồng thời đang tiếp tục hòa nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế, điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các Ngân hàng Việt Nam phát triển. Từ đây, việc tiếp xúc của Ngân hàng với nguồn vốn nƣớc ngoài sẽ dễ dàng hơn; có thể mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính nƣớc ngoài một cách tự do hơn; tiếp cận đƣợc với những công nghệ mới tiên tiến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng; có điều kiện giao lƣu và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác, đối thủ; và đặc biệt sẽ thúc đẩy NHTM tích cực phát huy thế mạnh và phát triển khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa mức độ thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn hay sử dụng các dịch vụ khác.
Tuy nhiên việc phát triển của ngành cũng sẽ mang đến rất nhiều nguy cơ và thách thức mới cho những Ngân hàng chậm đổi mới và hoạt động kém hiệu quả, do sự phát triển ngành tất yếu sẽ thu hút sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới và tăng sức mạnh cho các đối thủ hiện hữu. Từ đó làm giảm thị phần của Ngân hàng
trên thị trƣờng tài chính do mất nguồn huy động hay mất đi khách hàng vay tiềm năng, điều này dẫn tới việc nới lỏng cơ chế hoạt động của Ngân hàng và tạo điều kiện gia tăng rủi ro hoạt động đặc biệt là rủi ro tín dụng làm ảnh hƣởng đến sự tồn tại của Ngân hàng và sự ổn định của thị trƣờng tài chính.
Trong mọi lĩnh vực kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bao gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Và ngành Ngân hàng cũng vậy, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều Ngân hàng thƣơng mại hoạt động với nhiều loại hình khác nhau: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, NHTM nƣớc ngoài… các Ngân hàng vẫn không ngừng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng để mở rộng quy mô và chiến thắng cạnh tranh. Tuy nhiên vẫn chƣa dừng lại ở đó, việc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO và sự bình đẳng hóa giữa các NHTM hoạt động tại Việt Nam sẽ thu hút thêm rất nhiều các NHTM nƣớc ngoài khác mở chi nhánh tại nƣớc ta và việc các tổ chức tài chính khác gia nhập vào ngành cũng rất nhiều. Xét ngay trên địa bàn thành phố Nha Trang, có hơn 30 ngân hàng đang hoạt động, nhất là so với các ngân hàng quốc doanh có mặt khá lâu đời với tiềm lực tài chính mạnh và chiếm thị phần lớn thì Techcombank là ngân hàng mới thành lập nên việc cạnh tranh khá gay gắt, TechcombankKhánh hòa phải không ngừng nỗ lực nâng cao chất lƣợng phục vụ để chiếm lĩnh thị trƣờng, giữ vững khách hàng
Bên cạnh những rủi ro có thể mang lại, sự xuất hiện và tồn tại của các đối thủ cạnh tranh cũng có những vai trò nhất định và không thể thiếu đối với mỗi Ngân hàng và xã hội nói chung và Ngân hàng Hà Thành nói riêng. Bởi nó thúc đẩy Ngân hàng không ngừng phấn đấu, thay đổi và tìm ra những cái mới lạ trong kinh doanh để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình nhằm giành chiến thắng trong cạnh tranh. Vì nếu không có sự cạnh tranh trong ngành, Ngân hàng sẽ không có động lực phát triển và hoạt động kinh doanh cũng ngày càng kém hiệu quả, từ đó mang đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế đất nƣớc.
Khả năng tài chính của khách hàng
Khả năng tài chính của Doanh nghiệp là một nhân tố đặc biệt quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trên thị trƣờng thì xác suất gặp rủi ro về khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng sẽ thấp hơn. Bởi sức mạnh tài chính quyết định đến khả năng thanh khoản của mỗi doanh nghiệp, khả năng tài chính tốt giúp cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ chi trả các khoản nợ đến hạn, nhờ đó giúp Ngân hàng thu hồi lại đƣợc các khoản vay (bao gồm cả gốc và lãi) kịp thời, đồng thời ổn định đƣợc khả năng thanh toán và tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu tài chính doanh nghiệp bất ổn, dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng giảm sút dẫn đến nguy cơ phá sản lớn thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng cũng khó có thể đƣợc hoàn trả. Do đó làm gia tăng các khoản nợ khó đòi tại Chi nhánh, hiệu quả tín dụng giảm dần, rủi ro tín dụng cũng tăng theo.
Chính vì vậy, mà trong toàn bộ quy trình cho vay, Ngân hàng Techcombank Khánh Hòa đặc biệt chú trọng đến khâu thẩm định khách hàng vay vốn, việc thẩm định khách hàng bao gồm: mục đích vay vốn, tính khả thi của dự án… đặc biệt là khả năng tài chính của khách hàng trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế hiện nay, việc toàn cầu hóa đã khiến cho nền kinh tế Việt Nam dần hòa nhập với nền kinh tế thế giới, vì vậy mà rủi ro luôn đồng hành với mỗi doanh nghiệp và nó có thể làm phá sản hàng loạt những doanh nghiệp chậm tiến. Chính vì lẽ đó, việc thẩm định khách hàng không chỉ thực hiện trong thời gian đầu mà trong suốt quá trình vay vốn, Ngân hàng cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi quá