Công tác xử lý các khoản vay có vấn đề

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 78 - 80)

Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi đƣợc hoặc có dấu hiệu có thể không thu hồi đƣợc theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề đƣợc hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản vay đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn (nợ quá hạn thông thƣờng, nợ khó đòi, nợ chờ xử lý, nợ khoanh, nợ tồn đọng) mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhƣng có những dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro.

Quản lý nợ có vấn đề là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản lý nợ có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Để quản lý nợ có vấn đề có hiệu quả, điều quan trọng đối với các nhà quản lý Techcombank là có chính sách để sớm nhận biết những khoản nợ có vấn đề, từ đó phân loại khoản vay vµ có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Qui trình theo dõi xử lý các khoản vay có vấn đề

Bƣớc 1 : Nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề

Chuyên viên khách hàng thƣờng xuyên thu nhập thông tin của khách hàng qua CIC, thƣờng xuyên gặp gỡ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời phát hiện những khoản vay có vấn đề

Bƣớc 2 : Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề

Khi phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro, chuyên viên khách hàng phải lập tức tiến hành kiểm tra hồ sơ khoản vay để chắc chắn rằng :

- Hồ sơ khoản vay mà ngân hàng lƣu là đầy đủ và cập nhật những thay đổi gần đây nhất. Hồ sơ nguyên vẹn và đƣợc lƣu giữ đúng cách thức

- Không có điều gì trong hồ sơ có thể gây nguy hiểm cho ngân hàng

- Hồ sơ vay của ngân hàng có thể đƣợc đƣa ra làm bằng chứng tại tòa và do đó CVKH phải chắc chắn hồ sơ vay chỉ chứa đựng những thông tin

Bƣớc 3 : Gặp gỡ khách hàng

CVKH cần gặp khách hàng để tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng, những khó khăn mà khách hàng gặp phải để cùng tìm ra hƣớng giải quyết cho khoản nợ

Bƣớc 4: Lập kế hoạch và hành động

- Lập kế hoạch phải giải quyết đƣợc các vấn đề

+ Những vấn đề của khoản vay là gì ? + Giải pháp để xử lý vấn đề ?

+ Mục đích đạt đƣợc - Thực hiện kế hoạch

+ Gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng

+ Tƣ vấn giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn Bƣớc 5: Xử lý khoản cho vay có vấn đề

- Khi phát hiện khoản vay có dấu hiệu bất ổn,khách hàng không trả lãi, không trả nợ gốc, giá trị của TSĐB thấp hơn giá trị khoản vay…thì đề nghị khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo

- Trƣờng hợp không xử lý đƣợc bằng thƣơng thảo thì ngân hàng thu tài sản đảm bảo và bán lại với giá trị thích hợp để bù đắp cho khoản vay

- Nếu khách hàng có dấu hiệu lừa đảo hoặc không chịu hợp tác với khách hàng thì ngân hàng tiến hành khởi kiện con nợ ra tòa án kinh tế để thu hồi nợ theo đúng trình tự tố tụng

- Xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro : Thực hiện phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN. Việc phân loại nợ thực hiện ít nhất 1 quý/lần, riêng đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng và rủi ro tín dụng

Hình 2.8 Công tác xử lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 78 - 80)