Môi trường kinh tế xã hội
- Những năm gần đây kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát cuối năm 2010 là 10.5%, nhƣng đến tháng 3/2011 lạm phát đạt 6.2%. Tình hình lạm phát tăng cao làm ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, điều này làm giảm thu nhập của ngƣời lao động, cũng chính là giảm nguồn trả nợ cho ngân hàng
- Nghị định số 84/2009/NĐ – CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của chính phủ về kinh doanh xăng dầu, giá bán xăng tăng lên bám sát giá xăng dầu thế giới và quí I năm 2011 chính phủ thực hiện điều chỉnh một bƣớc giá xăng dầu. Giá vật liệu xây dựng cũng tăng với mức chóng mặt. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng của nhân dân mà còn cả hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh, cá thể và của các doanh nghiệp lớn.
- Do chính sách thắt chặt tiền tệ , thắt chặt tín dụng nên lãi suất cho vay của các ngân hàng từ 22% - 24%, cá biệt có ngân hàng cho vay cá nhân với mức 27% Tình hình trên làm cho khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng vì chi phí tiêu dùng tăng cao, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lãi suất cho vay cao. Nguyên nhân này dễ dẫn tới tình trạng nợ xấu tăng
2.5.1.2 Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng
Một số vấn đề nổi bật của hoạt động ngân hàng nƣớc ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực : mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng mạng lƣới, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng…Các ngân hàng đang có xu hƣớng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Trong thành phố Nha Trang, TCB đã có tới 4 phòng giao dịch và 1 chi nhánh hoạt động độc lập với nhau. Xu hƣớng này không chỉ gây ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng mà cả phòng giao dịch, chi nhánh TCB với nhau. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến một
số phòng giao dịch định giá sai tài sản của khách hàng, “ làm đẹp “ bộ hồ sơ để khách hàng vay vốn khi không đủ điều kiện . Điều nay làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và gia tăng rủi ro
2.5.1.3 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan phápluật cấp địa phương
Môi trƣờng pháp lý của Việt Nam chƣa đồng bộ, chƣa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hành lang pháp lý cho các nghành nghề kinh doanh trong đó có ngân hàng còn chƣa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập, do vậy mỗi ngƣời hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện. Cụ thể :
- Về nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản ( hợp đồng bảo đảm). Theo nghị định 165/1999/NĐ – CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm (Điều 11), ngoài các nội dung chủ yếu nhƣ : nghĩa vụ đƣợc bảo đảm; mô tả tài sản thế chấp, cầm cố; giá trị tài sản thế chấp, cầm cố thì hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản còn có một nội dung chủ yếu nữa là “các thỏa thuận khác “. Các thỏa thuận khác là gì thì pháp luật không xác đinh rõ. Quy định mới 163/2006/NĐ-CP cũng không sửa đổi, bổ sung gì thêm. Các quy định này tạo ra vòng lẩn quẩn và gây không ít khó khăn trong nhận thức và thực hiện của các Tổ chức Tín dụng
- Bộ luât dân sự 1995 phân loại hợp đồng cầm cố và hơp đồng thế chấp dựa vào tiêu chí phân loại tài sản đó là động sản hay bất động sản. Tuy nhiên luật lại không có quy định rõ ràng để phân biệt tài sản nào là động sản, tài sản nào là bất động sản. Bộ luật dân sự 2005 thay thế bộ luật 1995 cũng chƣa giải quyết đƣợc vấn đề này mà chuyển từ khó khăn này sang khó khăn khác, Bộ luật dân sự 2005 căn cứ vào tài sản có thể chuyển giao đƣợc hay không để xác định hợp đồng cầm cố và thế chấp. Nhất là với những tài sản
hình thành trong tƣơng lai hoặc hình thành từ vốn vay thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là lúc nào ?
- Trƣờng hợp khách hàng vay mà không trả đƣợc nợ thì ngân hàng thƣơng mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Nhƣng trên thực tế, các NHTM không đƣợc làm điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nƣớc, không có chức năng cƣỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để tòa án xử lý qua con đƣờng tố tụng đã dẫn đến ngân hàng thƣơng mại không thể giải quyết đƣợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Nghị định 178/1999/ NĐ-CP và nghị định bổ sung 85/2002/NĐ-CP đều không có quy định rõ ràng, chƣa nêu đƣợc trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản đảm bảo, vì vậy đã gây khó khăn cho việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo
- Sự bất cập trong công chứng hợp đồng tín dụng, do quy định phòng công chứng yêu cầu phải ghi số hợp đồng cụ thể vào trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, do đó khi hợp đồng tín dụng hết thời hạn thì phải tất toán khoản vay và thay bằng hợp đồng tín dụng mới, điều này không phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh liên tục thƣờng xuyên. Việc công chứng các phụ lục hợp đồng đảm bảo tiền vay nhằm tăng giá trị tài sản để tăng hạn mức tín dụng cũng không đƣợc chấp nhận mà yêu cầu làm hợp đồng đảm bảo tài sản mới. Điều này là không thể thực hiện đƣợc vì khách hàng còn dƣ nợ nên ngân hàng không thể giải chấp hợp đồng đảm bảo để lập hợp đồng mới
- Thủ tục hành chính của Nhà nƣớc rƣờm rà và kéo dài dẫn đến kế hoạch thu tiền của khách hàng bị thất bại làm ảnh hƣởng đến kế trả nợ ngân hàng - Sự thay đổi của chính sách đất đai, quy hoạch của tỉnh Khánh Hòa làm ảnh
Tại Techcombank, bộ phận xử lý nợ hiện đang thụ lý nhiều hồ sơ nợ quá hạn cần xử lý, phát mãi tài sản đảm bảo nhƣng tiến độ thực hiện đang gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian
2.5.1.4 Rủi ro do tài sản đảm bảo mất giá trị
Trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân rủi ro xuất phát từ tài sản đảm bảo thƣờng xuất phát từ các khoản vay mua ô tô, hoặc các khoản vay lấy ô tô làm tài sản thế chấp.Sở dĩ nó nhiều rủi ro là vì ô tô tải thƣờng xuống giá rất nhanh do quá trình vận chuyển nặng, rủi ro từ các loại ô tô là bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra tai nạn làm xe hỏng hóc và mất giá trị so với lúc định giá
2.5.1.5 Rủi ro do sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN
Qua các đợt thanh tra Techcombank của NHNN cho thấy, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt đƣợc, hoạt động thanh tra ngân hàng chƣa có sự cải thiện căn bản về chất lƣợng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chƣa theo kịp. Nội dung và phƣơng pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đƣợc đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là phƣơng pháp chủ yếu, khả năng kiếm soát toàn bộ thị trƣờng tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm
Những nguyên nhân khách quan trên gây tác động trên bình diện rộng, đó là những nguyên nhân bất khả kháng nhƣ thiên tai dịch bênh, do sự biến động của môi trƣờng kinh tế ( nội địa, toàn cầu) hay do những bất cập trong cơ chế quản lý của nhà nƣớc… thì đây là tồn tại chung của tất cả các loại hình cho vay chứ không phải của riêng cho vay khách hàng cá nhân