Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 86 - 89)

2.5.2.1 Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn nên sau khi giải ngân, Ngân hàng Techcombank NT luôn yêu cầu các nhân viên tín dụng định kỳ 06 tháng 01 lần phải trực tiếp đi xuống khách hàng giám sát tình hình

sử dụng vốn vay và phải làm báo cáo thực tế để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhƣ đã cam kết và qua đó để biết tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng nhƣ thế nào? Có đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng hay không? Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì không ít khách hàng cho biết một phần vốn vay thực sự đƣợc sử dụng vào hoạt động kinh doanh, phần khác thì dùng cho mục đích khác nhƣ là: mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân… Một số trƣờng hợp khách hàng còn sử dụng vốn vay để đầu tƣ bất động sản, đầu tƣ chứng khoán….

Đây là nguyên nhân chủ yếu làm rủi ro tín dụng đối với cho vay khách hàng cá nhân tăng lên. Vì mục đích khi cho vay cá nhân chủ yếu là để mua ô tô, mua nhà… hoặc sản xuất theo hộ kinh doanh mà những hoạt động này rất khó quản lý, giám sát

2.5.2.2 Rủi ro do khách hàng cố ý lừa đảo

Đây là nỗi lo lớn của Techcombank và bản thân những ngƣời làm công tác tín dụng. Ngay cả khi cán bộ tín dụng không bị mua chuộc và móc ngoặc, rủi ro này vẫn có thể xảy ra. Cụ thể các trƣờng hợp nhƣ sau

 Các thủ đoạn ngụy tạo uy tín, tín nhiệm để lợi dụng vay tiền ngân hàng

- Có ý đồ gây thanh thế, làm quen với những ngƣời có chức, có quyền và lợi dụng quan hệ, uy tín đó để đi vay tiền

- Tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ. Khi đã tạo đƣợc tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hoặc tạo ra các dự án khống để vay khoản tiền lớn và trốn chạy

- Móc nối , hối lộ cán bộ ngân hàng để đƣợc vay tiền, để trì hoãn nợ, giãn nợ

 Các mánh khóe lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn

- Dùng chính tài sản đảm bảo của khách hàng để lừa đảo ngân hàng : một tài sản đƣợc đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau, rút tài sản thế chấp đƣa vào ngân hàng khác để vay vốn, sau khi thế chấp thực hiện bán chui tài sản đó…

 Trong trƣờng hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trên nguồn vốn vay nhƣ nhà cửa, xƣởng sản xuất. Khi làm hồ sơ vay vốn, khách hàng kê khai giá trị tài sản cao, nhƣng khi thực hiện giá trị tài sản đảm thấp hơn giá trị trong hợp đồng. Do khách hàng đã xây dựng khác với dự toán, dùng nguyên vật liệu rẻ tiền ….

 Dùng tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng để thế chấp vay vốn ngân hàng - Tài sản thuộc sở hữu chung nhƣng một ngƣời lợi dụng mang đi thế chấp vay

vốn ngân hàng

- Lợi dụng còn giữ bản chính của tài sản đã đƣợc chuyển nhƣợng mang đi thế chấp vay vốn ngân hàng

- Vay, mƣợn tài sản của ngƣời khác, có kèm điều kiện để đƣợc giao giấy tờ, tài sản và đem thế chấp vay vốn ngân hàng

 Tạo bằng chứng giả, hiện vật giả dùng làm vật thế chấp để vay vốn ngân hàng - Tạo chứng từ, vận đơn giả làm vật chứng đi cầm cố, vay vốn

- Tạo hồ sơ bất động sản giả để thế chấp vay vốn ngân hàng

 Tạo ra các hồ sơ, tài liệu giả, hiện trƣờng giả để chứng minh về hoạt động kinh doanh của mình

- Tạo phƣơng án kinh doanh giả, hóa đơn giả, các hợp đồng kinh tế khống để chứng minh khả năng trả nợ

- Tạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay (hóa đơn phải thanh toán, bảng lƣơng, ứng trƣớc tiền hàng…) để rút vốn vay bằng tiền mặt nhƣng không sử dụng vào mục đích đã khai báo với ngân hàng mà dùng vào các mục đích không chính đáng và không trả nợ

- Tạo hiện trƣờng giả để cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra bình thƣờng

2.5.2.3 Rủi ro do tình hình sản xuất kinh doanh thiếu ổn định vững chắc

Khách hàng là hộ kinh doanh thua lỗ liên tục , hàng hóa không tiêu thụ đƣợc , hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nhƣ bị chiếm dụng vốn, không có nguyên liệu sản xuất… Những khó khăn này khách hàng làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ nên rủi ro nợ xấu tăng lên.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ thương, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)