5. Bố cục của luận văn
3.1.4. Điều kiện địa hình
Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Về kiểu địa hình, địa mạo được chia thành 3 vùng rõ rệt:
a. Vùng địa hình vùng núi
Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình caster phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc thường từ 25-35 độ.
b. Vùng địa hình đồi cao, núi thấp
Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-25 độ.
c. Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi
Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10 độ.
3.1.5. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất
3.1.5.1. Tài nguyên khoáng sản
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc -Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ).
Một số khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn:
a. Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn.
b. Than đá: Trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.
c. Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn.
d. Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở Cúc Đường, Khe Me.
e. Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.5.2. Tài nguyên đất
Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái.
Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Một số loại đất chính của tỉnh như:
a. Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu).
b. Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
c. Đất dốc tụ: Diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
d. Đất đỏ vàng: Diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngày khác. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình lây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.
3.1.6. Tài nguyên nước mặt
Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là:
a. Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân khoảng 2,28 tỷ m3 nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang).
Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128/m3
/s.
b. Sông Công: Có lưu vực 951km2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
c. SôngDong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là: 0,8m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.
Như vậy, lượng nước dùng cho sinh hoạt và công nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với lượng nước có trong tự nhiên, nên nếu không bảo vệ tốt nguồn nước có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước trong tương lai.
3.1.7. Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu Bảng:
a. Thắng cảnh Hồ Núi Cốc
Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng Tây Nam trên con đường trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo từ bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung trong truyền thuyết gắn với nàng Công - chàng Cốc.
Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng Sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên lưng chừng núi. hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành vào năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, lòng hồ sâu 23m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3
. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát lý tưởng cho nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và nghỉ dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b. Di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà
Thuộc địa phận xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42km về phía Đông Bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kì thú. Nơi đây có thác nước, dòng suối trong xanh, mùa hạ khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Di tích danh thắng Phượng Hoàng, suối nước và bến tắm hang Mỏ Gà được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.
3.1.8. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiện, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty ảnh hưởng đến công tác quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty
* Những thuận lợi
Sản phẩm của Công ty mang tính đặc thù, là sản phẩm thiết yếu không thể thiếu đối với đời sống, sản xuất do vậy không mang tính cạnh tranh cao.
Đơn vị đóng trên địa bàn rộng, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khá phát triển, với nhiều khu công nghiệp, khu dân cư, khu tái định cư, trữ lượng nước nguồn cung cấp đầu vào luôn ổn định.
* Những khó khăn
Việc đầu tư, mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch cho người dân ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, các huyện lân cận của Thành phố còn gặp nhiều khó khăn do mật độ dân nằm rải rác, phân tán nên suất đầu tư đấu nối cho 1 hộ khách hàng là rất tốn kém. Thời gian thu hồi vốn và kinh doanh có lãi là không khả quan.
Bên cạnh đó do đời sống của phần lớn người dân ở khu vực này còn nghèo nên chưa có điều kiện sử dụng dịch vụ sản phẩm nước sạch của Công ty.
Ngoài ra, do ở địa bàn nông thôn chưa có quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng nên hệ thống đường ống cung cấp nước nằm trên các tuyến đường giao thông khi có xây dựng công trình phải di dời và đầu tư chi phí di dời đường ống... Điều này rất khó để thực hiện được công tác xã hội hóa lĩnh vực cấp nước nông thôn từ phía doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hầu hết dân cư tại các khu vực này vẫn có thói quen sử dụng các nguồn nước tự khai thác như nước giếng khô, nước mưa, thậm chí là cả nước sông, hồ...mà chưa có thói quen sử dụng nước sạch. Vì vậy Công ty phải đầu tư cả một phần vốn phục vụ cho công tác tuyên truyền để người dân hiểu và sử dụng.
Nhận thức của một số CBCNV-LĐ còn hạn chế, thiếu nhiệt tình, chưa thật sự chăm lo đến hiệu quả công việc chung như đọc chốt số đồng hồ, kiểm tra đường ống và đồng hồ còn chiếu lệ dẫn tới đường ống bị rò rỉ, vì thế tỷ lệ thất thoát còn cao ở một số nhà máy.
Sau khi Cổ phần hoá doanh nghiệp Công ty vẫn phải tiếp nhận và đầu tư xây dựng các dự án cấp nước cho các huyện, mà tại các địa bàn này hiệu quả kinh tế rất thấp. Cùng với đó là những bất cập về cơ chế tài chính chưa có sự chia tách rõ giữa nguồn vốn của các dự án cấp nước mang tính công ích với các dự án cấp nước kinh doanh, điều này gây khó khăn cho Công ty trong việc huy động nguồn vốn đầu tư.
3.2. Thực trạng quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty CPNS Thái Nguyên
3.2.1. Đặc điểm chung của Công ty CPNS Thái Nguyên
3.2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
Công ty CPNS Thái Nguyên tiền thân là Công ty Cấp nước Bắc Thái được thành lập năm 1962 với tên gọi đầu tiên là Nhà máy nước (NMN) Túc Duyên.
Ngày đầu thành lập, Nhà máy có 43 cán bộ công nhân viên, chủ yếu là lao động phổ thông, rất ít người được đào tạo công nhân ngành nước, trang thiết bị còn rất thiếu thốn.
Khi đó Nhà máy mới chỉ có 2 giếng nước với công suất 1.200 m3/ngày đêm. Có 7.760m đường ống chuyển tải có đường kính từ DN100mm đến DN400mm và hơn 4.500m đường ống có đường kính nhỏ hơn 100mm. Ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28 Tết Nguyên Đán năm 1962, nguồn nước sạch đầu tiên của tỉnh Bắc Thái chính thức được bơm vào mạng phục vụ nhân dân thành phố Thái Nguyên.
Tháng 10 năm 1973, Nhà máy khởi công lắp đặt hệ thống xử lý nước có công suất 700 m3/ngày đêm do Hunggari viện trợ. Xây trạm tăng áp, dựng đài nước chứa được 200 m3
và lắp thêm 2.200m đường ống DN200, với mục đích nâng cao chất lượng nước, mở rộng địa bàn của khách hàng sử dụng nước và đảm bảo cung cấp nước cho những khu vực có địa hình cao. Công trình hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1974.
Năm 1976, Nhà máy được đầu tư khoan thêm 3 giếng và hoàn thành vào tháng 4 năm 1977, đưa công suất nhà máy lên 4.500 m3/ngày đêm.
Năm 1978, Nhà máy tiếp tục được đầu tư khoan thêm 2 giếng và được hoàn thành vào tháng 5 năm 1979, đưa công suất nhà máy lên 7.000 m3
/ngày đêm, đảm bảo phần lớn nhu cầu nước của thành phố lúc bấy giờ.
Tháng 11 năm 1982, Nhà máy nước Túc Duyên sau khi được đổi tên thành Công ty Cấp nước Bắc Thái đã tiếp nhận thêm NMN Sông Công có công suất 15.000m3/ngày đêm, nhưng không thể phát huy được hết công suất vì đường ống đã quá cũ nát, công nghệ lạc hậu, trang thiết bị xây dựng không đồng bộ.
Năm 1997, do tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Công ty Cấp nước Bắc Thái lại một lần nữa được đổi tên thành Công ty Cấp nước Thái Nguyên, đồng thời triển khai thực hiện dự án Cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên nhằm nâng công suất Nhà máy, cải tạo đường ống cũ nát hiện có và đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Tháng 12 năm 2002, Dự án Cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên hoàn thành, các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng, nâng công suất của NMN Túc Duyên được từ 7.000m3
/ ngày đêm lên 10.000m3/ ngày đêm; xây mới thêm 01 NMN Tích Lương có công suất 20.000m3/ ngày đêm với trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Lắp đặt thêm 50 km đường ống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn