Những biện pháp về quản lý sản lượng sản phẩm nước sạch

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 121 - 124)

5. Bố cục của luận văn

4.3.5. Những biện pháp về quản lý sản lượng sản phẩm nước sạch

Muốn đạt được mục tiêu vừa đảm bảo cấp nước vừa đạt được hiệu quả cao trong SXKD theo cơ chế thị trường thì trước hết Công ty phải sắp xếp bộ máy tổ chức, giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận. Thành lập bộ phận chuyên trách chống thất thoát, thất thu nước sạch tại các Xí nghiệp, đặc biệt ở các Xí nghiệp có tỷ lệ thất thu, thất thoát cao.

Mọi hoạt động của các phòng ban, bộ phận của Công ty đều phải phục vụ công tác ghi và thu có hiệu quả. Điều này phải được quán triệt đến tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty. Nhân viên ghi thu là những người bán hàng trực tiếp cần được tuyển chọn và đào tạo bài bản để có đủ trình độ và phẩm chất đảm nhận được công việc. Cùng với đó phải xây dựng và quản lý hệ thống ghi thu khoa học, phù hợp và bảo đảm chính xác nhằm hạn chế gian lận trong hoạt động SXKD.

Đối với bộ phận thu tiền, khoán doanh thu cho từng cá nhân chịu trách nhiệm, tỷ lệ thu được hoặc nợ đọng được gắn liền với tiền lương hàng tháng của cá nhân đó để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tránh tình trạng tồn đọng tiền của Công ty ở khách hàng do không thu được.

Xây dựng chế độ trả lương hấp dẫn, có sức thu hút với người lao động, tương xứng với mức độ, tính chất phức tạp của từng vị trí làm việc theo phương châm “làm việc gì hưởng lương việc đó”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó phải có quy chế thưởng phạt nghiêm minh rõ ràng: người làm tốt phải được khen thưởng kịp thời, thậm chí được xem xét đề nghị tăng lương trước thời hạn. Ngược lại với những người làm việc năng suất thấp, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ thì phải có biện pháp nhắc nhở hoặc điều chuyển làm công việc khác.

Gắn chỉ tiêu giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu với quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu và người trực tiếp được giao nhiệm vụ quản lý. Xây dựng cơ chế khoán cho từng bộ phận, xí nghiệp quản lý mạng và hưởng lợi nhuận từ kết quả này.

Xây dựng cơ chế khuyến khích đơn vị cấp nước và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cải tạo mạng lưới đường ống nước; xây dựng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về tài chính đối với các dự án chống thất thu, thất thoát

Nắm chắc các diễn biến của khách hàng như: lượng nước tiêu thụ, số hộ, mục đích sử dụng, tình hình cấp nước để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.

Từng bước khoán doanh thu cho các khối xí nghiệp và các khối nhà máy sản xuất nước. Để thực hiện được vấn đề này Công ty phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ mạnh và nhiều kinh nghiệm để có khả năng kiểm soát các chỉ tiêu sản xuất của các xí nghiệp và các nhà máy tránh tình trạng báo cáo không trung thực làm tăng tỷ lệ thất thoát, thất thu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao dân trí trong việc sử dụng và tiết kiệm nước. Đặc biệt đối với người dân ở khu vực các huyện, thị trấn, thị tứ. Có các hình thức tuyên truyền cảnh báo về những nguy hiểm đối với sức khoẻ khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc cấp nước phục vụ đời sống và SXKD. Từ đó xác định vai trò, trách nhiệm của mình trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển cấp nước, sử dụng và bảo vệ hệ thống cấp nước, nguồn nước. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức triển khai các hoạt động chống thất thu, thất thoát.

Tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ đối với tất cả các khách hàng sử dụng nước. Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, công an để xử lý kịp thời, nghiêm minh những khách hàng sử dụng nước trái phép hoặc phá hoại hệ thống tài sản quốc gia (hệ thống đường ống cấp nước lớn).

Lập lý lịch mạng lưới đường ống, đồng hồ đo nước; sử dụng việc quản lý mạng và đồng hồ đo nước bằng hệ thống định vị toàn tuyến.

Định kỳ hàng năm phải có kế hoạch cho hoạt động kiểm tra bao gồm kiểm tra các tuyến ống chuyển tải, các thiết bị trên mạng đường ống cấp nước và kiểm tra khách hàng.

Giám sát chặt chẽ công tác lắp đặt các tuyến ống mới, thay thế các tuyến ống cũ, đặc biệt là các điểm đấu nối giữa ống cũ và ống mới, các điểm cắt bỏ nguồn cũ.

Tiếp nhận các thông tin để kịp thời sửa chữa hoặc phát triển mới khách hàng.

Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Công ty phải chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm của mình (trong trường hợp khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm của Công ty).

Tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho những người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng bởi đây chính là những tuyên truyền viên hiểu và gần gũi với khách hàng nhiều nhất.

Tổ chức các hội thảo, hội nghị về trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chống thất thoát, thất thu sản phẩm nước sạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giải quyết kịp thời các ý kiến kiến nghị của khách hàng. Thực hiện dịch vụ 3 tại chỗ để mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất.

Xây dựng hệ thống phần mềm tin học để quản lý chi tiết đến từng khách hàng dùng nước.

Áp dụng, duy trì và thường xuyên xem xét, cải tiến nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công ty cam kết chính sách này được thấu hiểu trong toàn thể cán bộ Công nhân viên Công ty ở mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)