Nguy cơ tiềm ẩn khi không được sử dụng nước sạch

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 26)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Nguy cơ tiềm ẩn khi không được sử dụng nước sạch

Đó là nguồn nước bị ô nhiễm.

Ô nhiễm nước là khi thành phần của nước bị thay đổi (về lý học, hóa học, sinh vật học, độc chất học) khác xa với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó và nước đó không thể phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt của con người và sinh vật.

Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi tính chất lý học, hóa học, sinh vật học của môi trường có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Chất ô nhiễm là những chất có thể ở dạng rắn, khí, lỏng.

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc và môi trƣờng

Sản xuất công nghiệp phát triển

Môi trường nước bị ô nhiễm Nền kinh tế quốc dân

phát triển

Sản xuất nông nghiệp phát triển

Nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp

Đô thị hóa phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.5.1. Nguyên nhân và mức độ gây ô nhiễm nguồn nước

Do sản xuất nông nghiệp phát triển, mức độ gây ô nhiễm do nước thải nông nghiệp khoảng 24%;

Do sản xuất công nghiệp phát triển: mức độ gây ô nhiễm do nước thải công nghiệp khoảng 44%;

Do đô thị hóa phát triển: mức độ gây ô nhiễm do nước thải sinh hoạt khoảng 30%;

Do các nguyên nhân khác: Khoảng 2%.

1.1.5.2. Các tác nhân gây ô nhiễm nước a. Ô nhiễm nước do tác nhân sinh học

Sinh vật có trong nước ở nhiều dạng khác nhau, bên cạnh những sinh vật có ích thì có nhiều sinh vật gây bệnh cho người như:

Vi khuẩn: Tả, lỵ, thương hàn... Virus: Bại liệt, viêm gan.

Ký sinh trùng: Lỵ amip, các loại sán lá phổi, sán lá gan; ấu trùng sống ký sinh trong ốc, sò, hến, cua, cá... Từ đó chúng lại xâm nhập vào cơ thể người khi chúng ta ăn hải sản tái, sống.Ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học thường là do thải phân, rác, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật ra môi trường.

Số lượng nước thải không được xử lý sơ bộ mà đổ trực tiếp vào các hệ thống cống rồi đổ ra các nguồn nước mặt như sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm xung quanh.

b. Ô nhiễm nước do tác nhân hóa học

Nước thải sinh hoạt: Có các chất béo, các loại muối Cl-, Na+, K+ và chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt.

Nước thải công nghiệp: Có chất Hydrocarbon thơm, các hợp chất có chứa Nitơ, Phenol và các kim loại nặng như: chì, đồng, kẽm, thủy ngân, arsen..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

c. Ô nhiễm nước do tác nhân lý học

Chất phóng xạ sử dụng trong công nghiệp luyện kim, y học, nông nghiệp. Nhiễm xạ liều cao sẽ gây chết người, chết sinh vật nhưng ở liều thấp có thể làm chết tế bào, thay đổi cấu trúc tế bào, gây nên các bệnh ung thư...

1.1.6. Nhu cầu sử dụng nước và nước sạch

Nhu cầu sử dụng nước sạch được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo tiêu chuẩn TCN33-1985, với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau thì lượng nước tiêu thụ cũng khác nhau, ngoài ra nhu cầu nước sử dụng trung bình còn phụ thuộc vào mức độ tiện nghi của các khu dân cư, các thành phố lớn, các khu công nghiệp và các khu sản xuất nhỏ, cụ thể cho một số đối tượng sử dụng được thể hiện trong các bảng tiêu chuẩn như sau:

1.1.6.1.Đối với người dân tại các khu đô thị

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng nƣớc cho ngƣời dân tại các khu đô thị TT Mức độ tiện nghi của nhà ở trong

các khu đô thị Tiêu chuẩn dùng nƣớc trung bình (l/người/ng.đêm) HS điều hoà Kh max

1. Nhà không trang thiết bị vệ sinh, lấy

nước ở vòi công cộng 40 ÷ 60 2,5÷2,0

2. Nhà chỉ có vòi nước, không có thiết bị

vệ sinh khác 80 ÷ 100 2,0÷1,8

3. Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên

trong nhưng không có thiết bị tắm 120 ÷ 150 1,8÷1,5

4. Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên

trong có thiết bị tắm hoa sen 150 ÷ 200 1,7÷1,4

5.

Nhà có hệ thống cấp thoát nước bên trong, có bồn tắm và có cấp nước nóng cục bộ

200 ÷ 300 1,5÷3,0

Nguồn: Mạng lưới cấp nước tập 1- TS Nguyễn Văn Tín

Kh max: Tỷ số giữa lượng nước tiêu thụ trong giờ dùng nước lớn nhất so với giờ dùng nước trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với người dân tại các khu đô thị, phân theo từng khu vực khác nhau nhu cầu sử dụng nước cho hộ gia đình thường sử dụng vào việc đun nấu phục vụ ăn uống, tắm giặt cho con người, xả thiết bị vệ sinh, tưới rau, hoa quả, cây cối..

Còn với các hộ gia đình, tùy vào số lượng nhân khẩu khác nhau, tính chất vùng miền khác nhau mà nhu cầu sử dụng nước và định mức tiêu chuẩn sử dụng nước là khác nhau. Các hộ có nhu cầu phục vụ cho sản xuất như: xay xát, làm nghề chế biến tinh bột, làm bún, chế biến nông sản, làm mắm, chế biến hải sản thì tính yêu cầu nước cho sản xuất từ 20-40% tổng nhu cầu nước tiêu thụ.Với các hộ gia đình có trên 7 người, số gia súc trong gia đình có trên 2 con thì tiêu chuẩn cấp nước cho người và gia súc cũng nhiều hơn so với các hộ khác. Từ những tính toán này, mà các đơn vị cấp nước sau quá trình khảo sát sẽ xây dựng được phương án cấp nước tốt nhất, các dây chuyền công nghệ phù hợp nhất cho từng vùng, từng khu vực dân cư nhằm phát huy hết thế mạnh của từng vùng. Tiêu chuẩn dùng nước của hộ gia đình theo tính chất vùng, miền thể hiện tại bảng 1.5 sau đây.

Bảng 1.5: Nhu cầu dùng nƣớc cho hộ gia đình Thành phần dùng nƣớc

Nhu cầu nƣớc cho một hộ gia đình (ngày đêm)

Ven biển Đồng bằng Trung du Miền núi

1. Số người một hộ 5 người 4 người 4 người 7 người

2. Tiêu chuẩn dùng nước 90 lít/người 165 lít/người 110 lít/người 80 lít/người 3. Nước sinh hoạt 450 lít 660 lít 440 lít 560 lít 4. Nước cho chăn nuôi

gia súc (2 con lợn, 1 con trâu hoặc bò)

150 lít 190 lít 190 lít 220 lít

Tổng số 600 lít 850 lít 630 lít 780 lít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1.6.2.Đối với công nhân làm việc trong các nhà máy

Đối với công nhân trong khi làm việc tại các nhà máy sản xuất thì tùy theo từng mức độ công việc khác nhau mà nhu cầu sử dụng nước cũng khác nhau. Nếu công nhân làm việc trong môi trường nóng, bụi thì nhu cầu sử dụng nước sẽ nhiều hơn công nhân làm việc tại các vị trí khác và ngược lại.

Bảng 1.6: Định mức dùng nước sinh hoạt cho công nhân trong khi làm việc

TT Loại phân xƣởng Tiêu chuẩn dùng nƣớc ngày trung bình (l/ngƣời/ca) HS điều hoà Kh max

1. Phân xưởng nóng toả nhiệt

lớn hơn 20kcal -32/h 35 2,5

2. Các phân xưởng khác 25 3,5

Nguồn: Trang 18- Tập 1 - Mạng lưới cấp nước- NXB khoa học Kỹ thuật 2001 Ghi chú: Lượng nước tắm cho công nhân sau giờ làm việc là:

- Khoảng 40 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng bình thường

- Khoảng 60 lít cho một lần tắm/người đối với công nhân làm việc trong các phân xưởng nóng. Tỷ lệ số công nhân tắm trong các phân xưởng tuỳ thuộc vào loại sản xuất, tính chất của công việc. Thời gian tắm trung bình là 40 phút.

1.1.6.3.Đối với hoạt động chữa cháy

Do đặc thù của mỗi đám cháy không giống nhau,

Nhu cầu sử dụng nước cho mỗi đám cháy vì thế cũng có sự khác nhau. Số lượng đám cháy đồng thời càng nhiều, mức độ kiến trúc càng phức tạp thì lưu lượng nước sử dụng càng cao.

Tiêu chuẩn sử dụng nước cho chữa cháy thể hiện tại bảng 1.7 cho thấy đối với nhà 2 tầng bậc chịu lửa, nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa, nhà 3 tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa thì sử dụng lưu lượng nước cũng khác nhau cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.7: Tiêu chuẩn sử dụng nƣớc cho chữa cháy Số dân x 1.000 Số đám cháy đồng thời

Lƣu lƣợng cho một đám cháy (l/s) Nhà 2 tầng với

bậc chịu lửa

Nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa

Nhà 3 tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa I,II,III IV Đến 5 1 5 5 10 10 25 2 10 10 15 15 50 2 15 20 25 25 100 2 20 25 35 35 200 3 20 - 40 40 300 3 - - 55 55 400 3 - - 70 70 500 3 - - 80 80

Nguồn: Trang 19 - Tập1 - Mạng lưới cấp nước - NXB Khoa học Kỹ thuật 2001

1.1.6.4.Đối với sản xuất

Tiêu chuẩn sử dụng nước cho sản xuất nhiều hay ít, cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng loại hình sản xuất, không có quy định chung.

1.1.6.5. Đối với hoạt động tưới đường, tưới cây: Khoảng 0,5 đến 1 lít/ m3/ ngày đêm.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về sản phẩm nƣớc sạch và công tác quản lý sản phẩm nƣớc sạch

1.2.1. Khái niệm về sản phẩm

Sản phẩm là kết quả của một quá trình khai thác, chế biến trên dây chuyền hoặc công nghệ sản xuất đảm bảo an toàn đã được cơ quan chức năng kiểm định, công nhận và được doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất đưa ra thị trường, được khách hàng chấp nhận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.2. Nghiên cứu sản phẩm

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, nghiên cứu sản phẩm là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng và thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

Nghiên cứu sản phẩm có thể hiểu một cách đơn giản là công việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin về sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp. Các thông tin bao gồm: Giá cả, dịch vụ hàng hoá, động thái, thói quen người tiêu dùng....

Nội dung của nghiên cứu sản phẩm gồm một số công việc chính như: - Nghiên cứu khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của đơn vị; - Nghiên cứu thói quen tiêu dùng sản phẩm của khách hàng;

- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị;

- Nghiên cứu chiến lược quản lý sản phẩm của đơn vị đưa ra...

Nghiên cứu công tác quản lý sản phẩm là vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị. Việc tổ chức tốt công tác quản lý sản phẩm sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tối đa lượng sản phẩm bị thất thoát và có những định hướng, những quyết sách đúng đắn nhất trong chiến lược quản lý của đơn vị mình.

1.3. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc quản lý sản phẩm nước sạch

1.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đây là nhóm nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng. Nó bao gồm: lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng nhất định đối với việc quản lý sản phẩm nước sạch của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1.1. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động là một nhân tố quan trọng giữ một vị trí then chốt trong việc quản lý sản phẩm của doanh nghiệp. Trình độ của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp; việc sử dụng đúng người, đúng việc sao cho tận dụng tốt nhất năng lực, sở trường của từng người là yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức nhân lực của các doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh sản phẩm có hiệu quả. Nếu nói rằng “con người là phù hợp” là điều kiện “cần” để sản xuất kinh doanh thì “tổ chức lao động hợp lý” là điều kiện “đủ” để các doanh nghiệp quản lý một cách có hiệu qủa.

Việc bố trí nhân lực trong mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và chiến lược kinh doanh. Tổ chức quản lý nhân lực phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc có sự phân biệt rõ ràng về nhiệm vụ quyền hạn, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp để đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Đồng thời cần phải khuyến khích được tính độc lập, sáng tạo của người lao động trong việc quản lý sản phẩm của doanh nghiệp mình.

1.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ mọi hoạt động sự tồn tại và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là việc quản lý sản phẩm đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lợi của tài sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp (nhà cửa, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị...) và nó còn góp phần đáng kể vào thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngày nay do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi, cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phép các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động cải tiến chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của mình. Chính vì vậy, cơ sơ vật chất kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển vững mạnh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt này.

1.3.1.3. Nhân tố tổ chức quản lý

Nhân tố này là sự thể hiện của trình độ tổ chức sản xuất. Nó đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Cụ thể là, nó biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất.

Nhân tố này cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra nó còn giúp các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách hợp lý kịp thời và chính xác, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1.4. Nhân tố vốn

Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải có chiến lược rõ ràng trong công tác quản lý nói chung và quản lý sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng.

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)