Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.3.1.Ảnh hưởng của nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đây là nhóm nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng. Nó bao gồm: lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Mỗi nhân tố đều có ảnh hưởng nhất định đối với việc quản lý sản phẩm nước sạch của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.1.1. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động là một nhân tố quan trọng giữ một vị trí then chốt trong việc quản lý sản phẩm của doanh nghiệp. Trình độ của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tổ chức phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp; việc sử dụng đúng người, đúng việc sao cho tận dụng tốt nhất năng lực, sở trường của từng người là yêu cầu không thể thiếu trong tổ chức nhân lực của các doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh sản phẩm có hiệu quả. Nếu nói rằng “con người là phù hợp” là điều kiện “cần” để sản xuất kinh doanh thì “tổ chức lao động hợp lý” là điều kiện “đủ” để các doanh nghiệp quản lý một cách có hiệu qủa.

Việc bố trí nhân lực trong mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và chiến lược kinh doanh. Tổ chức quản lý nhân lực phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc có sự phân biệt rõ ràng về nhiệm vụ quyền hạn, tránh bỏ sót hoặc trùng lặp để đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Đồng thời cần phải khuyến khích được tính độc lập, sáng tạo của người lao động trong việc quản lý sản phẩm của doanh nghiệp mình.

1.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ mọi hoạt động sự tồn tại và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là việc quản lý sản phẩm đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lợi của tài sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp (nhà cửa, kho tàng, bến bãi, máy móc thiết bị...) và nó còn góp phần đáng kể vào thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngày nay do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi, cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phép các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động cải tiến chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của mình. Chính vì vậy, cơ sơ vật chất kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển vững mạnh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt này.

1.3.1.3. Nhân tố tổ chức quản lý

Nhân tố này là sự thể hiện của trình độ tổ chức sản xuất. Nó đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Cụ thể là, nó biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất.

Nhân tố này cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra nó còn giúp các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách hợp lý kịp thời và chính xác, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1.4. Nhân tố vốn

Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải có chiến lược rõ ràng trong công tác quản lý nói chung và quản lý sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng.

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng đánh giá được năng lực quản lý sản phẩm của các cấp lãnh đạo thông qua việc vận dụng và sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn có hiệu quả. Cụ thể là nguồn vốn dùng để xây dựng một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh, phù hợp với các tiêu chuẩn hiện đại là rất tốn kém.

Hiện tại Công ty CPNS Thái Nguyên cũng chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về đầu tư các dây chuyền hiện đại như vậy.

Mặt khác, các dây chuyền công nghệ, đường ống cấp nước cũ vẫn có thể sử dụng được nên nhiều Công ty Cấp nước còn tận dụng để giảm chi phí đầu tư, chi phí khấu hao và để doanh nghiệp có lãi trong hiện tại. Tuy nhiên, việc tận dụng các dây chuyền công nghệ và đường ống cũ nát dẫn đến tình trạng thất thoát nước ngày càng cao, có nơi tỷ lệ thất thoát cao đến 50% lượng nước sạch sản xuất ra.

1.3.1.5. Tập quán sinh hoạt

Tập quán sử dụng nước của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng khá rõ nét. Đa số người dân không có khái niệm đúng đắn về việc sử dụng nước sạch. Cách đánh giá mức độ sạch của nước chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm và cảm quan chứ chưa dựa vào các xét nghiệm mang tính khoa học. Chính vì thế, không ít người cho rằng cứ nước mưa, nước giếng, nước suối...mà trong, không bị vẩn đục là sạch và có thể sử dụng. Mặt khác theo truyền thống, việc sử dụng nước giếng, nước mưa, nước suối…đã trở thành thói quen và hình thành nên những đặc trưng văn hoá riêng của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 32 - 35)