5. Bố cục của luận văn
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích
2.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ quản lý phát triển của Công ty
- Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm nước sạch của Công ty qua các năm.
- Số lao động bình quân của Công ty - Tổng doanh thu/tổng chi phí của Công ty
- Tổng thuế nộp ngân sách; bình quân thuế nộp ngân sách Nhà nước của Công ty.
2.2.4.2. Kết quả quản lý sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch
- Doanh thu hàng năm từ sản phẩm nước sạch của Công ty Doanh thu = ∑ Lượng nước tiêu thụ x Giá bán - Lợi nhuận hàng năm của Công ty
Lợi nhuận = Tổng Doanh thu - Tổng Chi phí
2.2.4.3. Chỉ tiêu quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty a. Chỉ tiêu phạm vi bao phủ
Tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân được hưởng dịch vụ với tổng số dân cư.
Độ bao phủ của dịch vụ = Số dân được hưởng dịch vụ
x 100 Tổng số dân cư
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ bao phủ của dịch vụ cấp nước ngày càng cao, số dân được sử dụng dịch vụ cấp nước ngày càng nhiều.
b. Chỉ tiêu sản lượng nước sản xuất
Được tính bằng tổng sản lượng nước sản xuất ra của các Xí nghiệp cộng lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ chỉ tiêu này có thể xem xét, so sánh mức độ phát huy công suất của các Nhà máy, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
c. Chỉ tiêu sản lượng nước tiêu thụ (Sản lượng nước thương phẩm)
Sản lượng nước tiêu thụ/tháng = Tổng sản lượng nước tiêu thụ (thể hiện trên đồng hồ đo nước) tại các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị (khách hàng) trong tháng đó.
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy chỉ số đầu kỳ trừ đi chỉ số cuối kỳ của đồng hồ.
Sản lượng nước tiêu thụ trong năm = Tổng sản lượng tiêu thụ 12 tháng. Tỷ lệ tiêu thụ nước của khách hàng là mức tiêu thụ nước bình quân do một khách hàng sử dụng tính theo đơn vị chuẩn (lít/người/ngày)
d. Chỉ tiêu tỷ lệ nước thất thoát
Tỷ lệ nước thất thoát =
∑ Lượng nước thất thoát
x 100 ∑ Lượng nước sản xuất
∑ Lượng nước thất thoát = ∑ Lượng nước sản xuất - ∑ Lượng nước thương phẩm - ∑ Lượng nước xúc xả
Tỷ lệ này càng giảm, doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả.
e. Chỉ tiêu tổng số đấu nối
Là lượng đầu nối (mối nối) sử dụng nước của khách hàng. Chỉ tiêu này giúp hiểu rõ về mức độ phức tạp trong quản lý số đầu nối.
g. Chi phí vận hành
Chi phí vận hành = Tổng các chi phí cho quá trình sản xuất 1m3 nước thương phẩm, bao gồm: chi phí điện năng, hóa chất, vật tư phục vụ thay thế, sửa chữa nhỏ... không bảo gồm chi phí lãi vay và khấu hao. Chi phí vận hành càng thấp thì giá thành càng hạ và đây đang là mục tiêu phấn đấu của tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
h. Tỷ lệ sử dụng nhân viên
Là số nhân viên sử dụng bình quân cho 1.000 khách hàng của Công ty
k. Tỷ lệ cấp nước liên tục
Là chỉ tiêu đánh giá mức độ duy trì dịch vụ
l. Tỷ số vận hành
Chỉ tiêu này cho biết muốn có 1 đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu chi phí vận hành. Chỉ số này càng nhỏ thì càng tốt nhưng khó có thể nhỏ hơn 0,25 (Bình quân quốc gia là 0,66).
Tỷ số vận hành =
∑ Chi phí vận hành ∑ Doanh thu cấp nước
m.Chỉ tiêu chất lượng
Màu sắc(*), Mùi vị(*), Độ đục(*), Clo dư, pH(*)
, Hàm lượng Amoni(*) , Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+
+ Fe3+)(*), Chỉ số Pecmanganat, Độ cứng tính theo CaCO3(*), Hàm lượng Clorua(*), Hàm lượng Florua, Hàm lượng Asen tổng số, Coliform tổng số, E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt...
n. Chỉ tiêu số lượng
Tỷ lệ thất thoát, sản lượng nước, kết quả hoạt động SXKD, sản lượng khách hàng, giá bán nước sạch…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN PHẨM NƢỚC SẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH
THÁI NGUYÊN