5. Bố cục của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý sản phẩm nước sạc hở Việt Nam
1.4.2.1. Kinh nghiệm về quản lý sản phẩm nước sạch tại TP Hồ Chí Minh
Hơn 90% dân số ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh đã có nguồn nước sạch sinh hoạt. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở vùng nông thôn được cải thiện đáng kể, bỏ dần tập quán sử dụng nước ao hồ, sông rạch bị ô nhiễm. Ngân sách Nhà nước giảm chi cho việc phòng và trị một số bệnh có liên quan đến nguồn nước, nhất là một số bệnh đường ruột, tiêu hóa ở phụ nữ và trẻ em…
Hiểu rõ vấn đề này, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong và có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân ngoại thành. Được biết, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quản lý và khai thác 118 trạm cấp nước tập trung tại 11 quận, huyện và 66 xã, phường khu vực ngoại thành, cung cấp nước sạch cho trên 46.200 hộ dân (khoảng trên 246.000 người) với tổng lưu lượng nước sử dụng bình quân trên 1,1 triệu m3/tháng. Mỗi trạm cấp nước được đầu tư kinh phí từ 2 đến 4 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố gồm các công trình như giếng khoan sâu từ 100 mét trở lên, bể chứa nước có dung tích từ 300 đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
500 m3, hệ thống ống dẫn nước có khả năng cung cấp nuớc sạch cho từ 1.000 - 3.000 hộ dân. Ngoài ra, Trung tâm còn đầu tư hàng chục tỷ đồng giúp các hộ dân nghèo mua sắm hàng trăm bồn chứa nước, xây trên 500 bể lọc nước, khoan hàng trăm giếng nước cá nhân... giúp các hộ vùng sâu, vùng xa có được nguồn nuớc sạch cho sinh hoạt.
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm phối hợp với các đơn vị tổ chức 99 lớp hướng dẫn kiến thức chung về sức khoẻ và vệ sinh môi trường nông thôn, các lớp về sử dụng an toàn hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng 24 mô hình chuyển giao công nghệ cải tạo chuồng trại chăn nuôi, xây dựng hầm biogas... cho hàng ngàn hộ nông dân ngoại thành. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động xã hội, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng dân cư nông thôn trong việc sử dụng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động như: in, phát hành tài liệu (dạng tờ rơi) để hướng dẫn, thông tin cho các hộ dân vùng nông thôn biết các quy định của Nhà nước về vệ sinh môi trường, chiến lược bảo vệ môi trường của Chính phủ và Thành phố; chính sách cơ chế hỗ trợ, đầu tư của Trung ương và Thành phố; kỹ thuật xây dựng, vận hành, khai thác có hiệu quả hầm biogas trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng khí biogas trong sản xuất và sinh hoạt.
Biên tập, đưa tin đăng báo, phát trên Đài phát thanh, Đài truyền hình thành phố, Đài phát thanh xã, phường: bình quân 3 lần/tháng; phối hợp xây dựng các chuyên đề, phóng sự, các vở kịch ngắn, bản tin; tập trung cao điểm Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường từ ngày 29/4 đến ngày 6/5 và kéo dài đến ngày môi trường thế giới 05/6 hàng năm.
Hiện Trung tâm nước Sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn phối hợp với các quận, huyện hoàn thành các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ đầu tư sửa chữa, nâng cấp 3 trạm cấp nước tập trung đã xuống cấp, xây dựng thêm 9 trạm cấp nước tập trung mới ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bình Tân. Trung tâm cũng hỗ trợ kinh phí giúp các hộ dân, người chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh... đẩy nhanh tiến độ xây dựng hầm biogas và nhà tiêu hợp vệ sinh trong những tháng cuối năm. Dự kiến, chương trình vệ sinh Môi trường nông thôn sẽ xây thêm 6.859 hầm Biogas và 15.309 nhà tiêu hợp vệ sinh, phấn đấu đến năm 2010 hầu hết các hộ dân ngoại thành được sử dụng nước sạch, cung cấp đủ nước sạch cho các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn; 100% hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 80% hộ và cơ sở chăn nuôi có công trình xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.
Được sử dụng nước sạch là niềm khát khao của người dân sống ở nông thôn. Một trong những việc có thể làm ngay là, nâng hiệu quả sử dụng và nâng công suất của các trạm cấp nước cũ, đầu tư thêm hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nước sạch đến từng hộ gia đình ở vùng sâu. Còn về lâu dài, cần tìm thêm nguồn vốn và huy động sự đóng góp của cộng đồng, xã hội và người dân để xây dựng, bảo dưỡng các trạm cấp nước, nhà vệ sinh an toàn, sử dụng hầm Biogas đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi… Việc làm này vừa có tác dụng giúp người dân được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, tránh được những bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không bảo đảm chất lượng, đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước ngầm ở các khu vực nông thôn không bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, bảo vệ kết cấu địa chất vững chắc ở những vùng này. Nước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền.
1.4.2.2. Kinh nghiệm về quản lý sản phẩm nước sạch tại xã Gia Mô - tỉnh Hòa Bình
Để tổ chức quản lý sản phẩm nước sạch sinh hoạt có hiệu quả, ban quản lý nước sinh hoạt xã Gia Mô được thành lập gồm 5 thành viên, trong đó có 1 tổ trưởng và 4 cán bộ vận hành. Những thành viên này được cắt cử phụ trách địa bàn các thôn khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để quản lý sát sao, xã Gia Mô cũng đã phân công đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo, điều hành. Ban quản lý thường xuyên theo dõi, bảo vệ, khai thác có hiệu quả nguồn nước gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về sử dụng nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân, nhất là những người được hưởng lợi từ công trình. Bên cạnh đó, Đội ngũ cán bộ ban quản lý, tổ vận hành được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường tỉnh tổ chức theo định kỳ.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao, Ban quản lý và tổ vận hành đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã tổ chức họp các xóm để bàn, xây dựng và ban hành quy chế quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng công trình nước sạch. Đồng thời thu tiền sử dụng nước theo chỉ số công tơ.
Có nguồn nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh, chất lượng cuộc sống của nhiều hộ dân ở xã Gia Mô đang từng bước được cải thiện. Cũng do làm tốt công tác tuyên truyền nên người dân rất có ý thức giữ gìn, bảo quản các công trình của hệ thống cấp nước sạch, trường hợp làm hư hại đường nước đều bị xử phạt và buộc khắc phục nguyên trạng, nước được sử dụng rất tiết kiệm tại mỗi hộ gia đình, chú trọng bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn sinh thái. Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố và hỏng hóc xảy ra.
Hiệu quả của công tác quản lý sản phẩm nước sạch sinh hoạt tại xã Gia Mô không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, bảo vệ môi trường mà còn thiết thực góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mấu chốt của thành công này chính là từ sự quan tâm sát sao của chính quyền, cách quản lý chặt chẽ tài sản công và việc tạo nguồn kinh phí để kịp thời duy tu, bảo dưỡng công trình khi hỏng hóc. Đến nay dự án góp phần có hiệu quả vào công tác xóa đói - giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại xã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.5. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý sản phẩm nƣớc sạch
Môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trở nên bức thiết.Việc cung cấp nước sạch đến các hộ dân sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, nâng cao tỷ lệ gia đình sử dụng nước sạch sẽ thúc đẩy quá trình phát triển đô thị ở các địa phương. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bên cạnh việc bảo đảm chất lượng nước thì các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch cần có những cơ chế, chính sách phù hợp với từng thời điểm cụ thể để khuyến khích khách hàng sử dụng, mở rộng phạm vi bao phủ, tránh tình trạng sau khi Công ty đầu tư xong nhưng khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng quá ít. Việc này ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng của đồng vốn.
Cùng với đó việc cải tạo, thay thế, sửa chữa các đường ống chuyển tải chính phải được thường xuyên chú trọng để giảm tỷ lệ thất thoát. Việc sửa chữa các điểm vỡ ống, chảy nước phải kịp thời. Công tác chống thất thoát, phát hiện rò rỉ phải được gắn với quyền lợi, trách nhiệm của người quản lý và người lao động trực tiếp. Từ đó mới nâng cao hiệu quả, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.
Sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý, giám sát, bảo trì và giao trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận trong đơn vị cấp nước. Thành lập bộ phận chuyên trách chống thất thoát, thất thu nước sạch tại các xí nghiệp, đặc biệt đối với các xí nghiệp có tỷ lệ thất thoát, thất thu cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty CPNS Thái Nguyên?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty CPNS Thái Nguyên ?
- Giải pháp tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty CPNS Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và đến năm 2020?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Công ty CPNS Thái Nguyên và các Chi nhánh Xí nghiệp trực thuộc Công ty trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2. Thu thập số liệu
2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố Thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập và tính toán từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Ttrung ương, các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố; các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên và Thành phố Thái Nguyên, các tài liệu xuất bản liên quan đến quản lý sản phẩm nước sạch của Công ty CPNS Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Những số liệu này được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên; Chi cục Thống kê Thành phố Thái Nguyên, các sở, ban, ngành ở tỉnh Thái Nguyên và tại Công ty CPNS Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2.2.2. Thu thập số liệu mới
Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau:
a. Thu thập tài liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Trong phạm vi đề tài này tác giả áp dụng phương pháp điều tra trực tiếp bằng hệ thống các bảng câu hỏi để thu thập số liệu. Do thời gian có hạn nên tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu. Quá trình tổ chức điều tra chọn mẫu như sau:
- Xác định tổng thể chung: Tất cả các khách hàng của Công ty
- Xác định khung chọn mẫu: Sử dụng danh sách khách hàng theo hồ sơ quản lý khách hàng của Công ty
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành lựa chon mẫu: Từ danh sách khách hàng mà Công ty quản lý trên 2 địa bàn lớn là khu vực thành phố Thái Nguyên và khu vực thị xã Sông Công theo từng phường, xã tiến hành các bước sau:
* Tại khu vực thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên
Số lượng khách hàng của Công ty là 6.987 khách hàng, trong đó khách hàng là các tổ chức, cơ quan là 225 khách hàng; tiến hành chọn ngẫu nhiên 5 địa điểm điều tra là: thị trấn Ba Hàng, phường Mỏ Chè, phường Lương Châu, xã Tân Hương và xã Tân Quang. Trên mỗi đơn vị tiến hành chọn ngẫu nhiên 20 hộ để điều tra theo mức độ tiêu thụ của khách hàng: Khách hàng tiêu thụ nhiều, tiêu thụ ít, tiêu thụ mức trung bình.
* Tại khu vực thành phố Thái Nguyên
Hiện nay mạng lưới cấp nước của Công ty đã bao phủ 20/24 phường xã, với tổng số khách hàng là 47.215 hộ. Tiến hành phân thành 3 nhóm theo vị trí địa lý gồm: Khu vực trung tâm thành phố, phía Bắc và phía Nam thành phố.
Khu vực trung tâm thành phố chọn ngẫu nhiên 5 phường, mỗi phường chọn ngẫu nhiên 20 khách hàng. Tại khu vực phía Bắc và phí Nam, mỗi địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điểm chọn ngẫu nhiên 3 phường, mỗi phường lại chọn ngẫu nhiên 20 khách hàng để điều tra, thu thập số liệu.
b. Phương pháp điều tra: gồm các bước sau
* Chọn mẫu điều tra
Bảng 2.1: Số hộ điều tra ở các địa điểm nghiên cứu
Địa điểm (Phƣờng, xã) Mức tiêu thụ cao Mức tiêu thụ trung bình Mức tiêu thụ thấp Tổng số khách hàng điều tra Số lƣợng (hộ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (hộ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (hộ) Cơ cấu (%)
Khu vực thành phố Thái Nguyên 120
1. Hoàng Văn Thụ 6 30 8 40 6 30 20 2. Quyết Thắng 7 35 5 25 8 40 20 3. Gia Sàng 9 45 7 35 4 20 20 4. Tân Long 5 25 8 40 7 35 20 5. Hương Sơn 3 15 9 45 8 40 20 6. Tân Lập 5 25 5 25 10 50 20
Khu vực thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên 100
1. Thị trấn Ba Hàng 7 35 8 40 5 25 20 2. Phường Mỏ Chè 6 30 6 30 8 40 20 3. P.Lương Châu 5 25 7 35 8 40 20 4. Xã Tân Hương 4 20 8 40 8 40 20 5. Xã Tân Quang 6 30 8 40 6 30 20 Tổng cộng 220
Tổng số mẫu điều tra 220 khách hàng.
Căn cứ vào sổ theo dõi tiêu thụ của khách, Phòng Kinh doanh của Công ty đã phân loại khách hàng tiêu thụ ở các mức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiêu thụ cao là nhóm khách hàng có tiêu thụ đều, thường xuyên các tháng đạt mức trên 30m3
/tháng
- Tiêu thụ trung bình: Là nhóm khách hàng tiêu thụ đều, thường xuyên các tháng đạt mức từ trên 10m3
đến 30m3/tháng.
- Tiêu thụ thấp: Là nhóm khách hàng có mức tiêu thụ thường xuyên ở mức từ 1 đến 10m3/tháng.
+ Khách hàng là những cơ quan, tổ chức, sản xuất kinh doanh dịch vụ được tính vào nhóm khách hàng có tiêu thụ cao.
Nội dung phiếu điều tra: Bao gồm các thông tin về nhân khẩu, thu nhập, các thông tin về sản phẩm, về dịch vụ và ý kiến kiến nghị của khách hàng...
Bảng 2.2: Điều tra cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp ở các địa điểm nghiên cứu