Cải cách hệ thống tổ chức của ngành cấp nước từ trung

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 109)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1.Cải cách hệ thống tổ chức của ngành cấp nước từ trung

địa phương

Trên cơ sở tổ chức hiện nay, cần sắp xếp lại sao cho phù hợp từ các cơ quan chỉ đạo, quản lý ngành ở Trung ương đến địa phương.

Nâng cao vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong việc điều hành công tác cấp nước trên từng địa bàn và đặc biệt là tăng cường năng lực cho các Công ty cấp nước, hỗ trợ về cơ chế, chính sách để các Công ty cấp nước đảm bảo phát triển bền vững.

4.3.2. Đổi mới chính sách tài chính, tạo nguồn vốn cho công tác cấp nước đô thị

Thực hiện xã hội hoá ngành cấp nước đô thị, huy động sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư; tranh thủ sự giúp đỡ, tài trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Xây dựng giá bán nước cho phù hợp với từng thời điểm, đảm bảo cho các đơn vị cấp nước tự chủ về tài chính và tiến tới trang trải cho chi phí thoát nước thải sinh hoạt trong đô thị. Cụ thể giá bán nước sạch như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.1: Dự kiến giá bán nƣớc sạch cho khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên

ĐVT: đồng/m3

STT Đối tƣợng Giá bán nƣớc sạch

(Chưa gồm 5% thuế VAT và 5% phí BVMT)

1. Sinh hoạt cho các hộ dân (SH)

- Từ 1 m3 đến 10 m3 (SH1) 6.800 - Từ 11m3 đến 20m3 (SH2) 7.500 - Từ 21m3 đến 30m(SH3) 8.500 - Từ 31m3 trở lên (SH4) 10.000

2. Cơ quan hành chính (HC) 11.500

3. Đơn vị sự nghiệp (SN) 11.500

4. Sản xuất vật chất (SXVC) 11.500

5. Mục đích công cộng (CC) 10.000

6. Kinh doanh, dịch vụ (DV) 13.000

Nguồn: Tác giả tự xây dựng có tham khảo số liệu của Công ty CPNS Thái Nguyên

Giá bán trên được xây dựng trên cơ sở thực tế về nhu cầu sử dụng nước sạch, khả năng tiêu thụ của thị trường cho từng đối tượng.

Ví dụ:

Đối với khách hàng sử dụng nước vào mục đích kinh doanh dịch vụ (ăn uống, nhà hàng, khách sạn...) thì giá bán sẽ được xây dựng ở mức cao hơn so với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp...do chi phí tiền nước đã được tính vào giá thành sản phẩm của tổ chức kinh doanh hoặc loại hìnhdịch vụ của tổ chức đó mà người phải trả tiền thực tế lại là người tiêu dùng sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.2: Dự kiến giá bán nƣớc sạch cho khu vực thị trấn Trại Cau - huyện Đồng Hỷ và thị trấn Đại Từ - huyện Đại Từ

ĐVT: đồng/m3

STT Đối tƣợng Giá bán nƣớc sạch

(Chưa bao gồm 5% thuế VAT)

1. Sinh hoạt các hộ dân (SH) 6.500

2. Cơ quan hành chính (HC) 7.000

3. Đơn vị sự nghiệp (SN) 7.200

4. Sản xuất vật chất (SXVC) 7.200

5. Mục đích công cộng (CC) 7.200

6. Kinh doanh dịch vụ (DV) 9.500

Nguồn: Tác giả tự xây dựng có tham khảo số liệu của Công ty CPNS Thái Nguyên

Đối với 2 khu vực này, tiềm năng của thị trường tiêu thụ sản phẩm nước sạch là rất khó khăn do phần lớn người dân làm nông nghiệp, thu nhập bình quân/hộ/tháng rất thấp. Chính vì vậy mà giá bán dự kiến xây dựng chỉ đảm bảo đủ chi phí đầu vào, đủ trả lương cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ là doanh nghiệp công ích nhà nước. Phần lãi sau khi trừ đi các khoản chi phí gần như là không có.

Bảng 4.3: Dự kiến giá bán nước sạch cho khu vực khu vực thị trấn Đình Cả -

huyện Võ Nhai, xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và thị trấn Đu - huyện Phú Lương

ĐVT: đồng/m3

STT Đối tƣợng (Chưa bao gồm 5% thuế VAT)Giá bán nƣớc sạch

1. Sinh hoạt các hộ dân (SH) 5.500

2. Cơ quan Hành chính (HC) 7.000

3. Đơn vị sự nghiệp (SN) 7.000

4. Sản xuất vật chất (SXVC) 7.000

5. Mục đích công cộng (CC) 6.800

6. Kinh doanh dịch vụ (DV) 9.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khu vực thị trấn Đình Cả - huyện Võ Nhai có trên 1.500 khách hàng và thị trấn Đu - huyện Phú Lương hiện có xấp xỉ 1.000 khách hàng. Tuy số khách hàng lớn nhưng nhu cầu sử dụng lại rất thấp. Bình quân từ 3- 5m3/hộ/tháng.

Khách hàng chủ yếu là các hộ dân thuần nông, không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nông nghiệp. Hơn nữa tại hai khu vực này người dân vẫn có thể sử dụng các nguồn nước tự khai thác như nước giếng khơi, nước mưa... mà chưa có thói quen sử dụng nước sạch nên với giá bán xây dựng cũng chỉ mới tính đủ chi phí đầu vào và trả lương cho người lao động như hai khu vực Trại Cau và Đại Từ.

* Riêng giá bán nước sạch tại khu vực các huyện: Võ Nhai, Trại Cau, Đại Từ và Phú Lương không áp dụng mức thu 5% phí bảo vệ môi trường.

4.3.3. Quản lý việc khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường

Công ty CPNS Thái Nguyên đã, đang và không ngừng hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý nước sạch cũng như sản lượng nước sản xuất cung ứng trên địa bàn tỉnh.

Bảng 4.4: Dự kiến sản lƣợng nƣớc sản xuất năm 2013-2015

ĐVT: m3

STT Đơn vị 2013 2014 2015

1. XN Tích Lương + Túc Duyên 13.340.000 15.341.600 17.956.963 2. Xí nghiệp Sông Công 2.531.000 2.910.650 3.347.247 3. Xí nghiệp Trại Cau 58.000 63.800 70.180 4. Xí nghiệp Đại Từ 361.000 281.700 309.870 5. Xí nghiệp Võ Nhai 186.000 204.600 225.060 6. Trạm cấp nước Đu - Phú Lương 67.000 73.700 81.070

Tổng cộng 16.443.000 18.880.850 21.990.390

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có thể đạt được sản lượng nước sản xuất đến năm 2015 với sản lượng nước cung cấp cho toàn tỉnh đạt 21.990.390m3

thì còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đặc biệt là yếu tố khách hàng.

Về số lượng khách hàng của Công ty, ta tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu tại bảng 4.5 như sau.

Từ bảng 4.4, nếu vẫn tính mức độ bao phủ của dịch vụ là 65,85%, tỷ lệ các hộ khu vực thành phố sử dụng sản phẩm là 80,2%; khu vực thị xã Sông Công huyện Phổ Yên là 26,8% thì số hộ trong vùng cấp nước của Công ty và số hộ khách hàng của Công ty dự kiến sẽ tăng theo bảng 4.5.

Bảng 4.5: Dự kiến lƣợng khách hàng sử dụng nƣớc đến năm 2013-2015

ĐVT: Khách hàng

STT Khu vực 2013 2014 2015

1. Thành phố Thái Nguyên 48.717 50.217 52.217 2. Thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên 8.187 9.687 11.187 3. Khu vực thị trấn Trại Cau- Đồng Hỷ 537 587 607 4. Khu vực thị trấn Đại Từ 1.454 1.704 1.704 5. Khu vực thị trấn Đình Cả 1.451 1.521 1.571 6. Khu vực thị trấn Đu - Phú Lương 901 1000 1021

Tổng cộng 61.247 64.717 68.407

Nguồn: Tác giả tự xây dựng có tham khảo số liệu của Công ty CPNS Thái Nguyên

Như vậy lượng khách hàng tiềm năng của Công ty có thể phát triển được trong những năm tới là rất lớn nếu Công ty có những biện pháp kích cầu, làm tốt công tác tuyên truyền về dịch vụ và chất lượng sản phẩm thì trong tương lai lượng khách hàng sử dụng sẽ tăng lên rõ rệt nhất là giai đoạn từ năm 2014 đến 2015 sau khi các dự án lớn đã xây dựng xong và đi vào hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỷ lệ thất thoát là nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả SXKD của đơn vị, mà nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do một số hệ thống đường ống đã quá cũ nát, sửa chữa nhiều lần và một nguyên nhân nữa là do Công ty chưa ứng dụng đồng bộ những tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác chống thất thoát mà vẫn sử dụng phương pháp thủ công.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ thất thoát dưới 20%/năm, nếu đạt được mục tiêu trên thì mỗi năm Công ty phải giảm 1,2%.

Dự kiến tỷ lệ thất thoát trong các năm tới như sau:

Bảng 4.6: Dự kiến tỷ lệ thất thoát năm 2013- 2015

ĐVT: %

STT Đơn vị 2013 2014 2015

1. Khu vực thành phố Thái Nguyên 22,0 21,0 19,0 2. Khu vực Sông Công, huyện Phổ Yên 19,0 18,0 15,0 3. Khu vực Trại Cau - huyện Đồng Hỷ 17,0 16,0 15,0 4. Khu vực Thị trấn Đại Từ 12,0 10,0 10,0

5. Khu vực Võ Nhai 30,0 25,0 23,0

6. Khu vực Đu - Phú Lương 15,0 14,0 12,0

Tổng cộng 19,1 17,6 15,6

Nguồn: Tác giả tự xây dựng có tham khảo số liệu của Công ty CPNS Thái Nguyên

Để đạt được tỷ lệ thất thoát như kế hoạch đề ra, Công ty cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:

Thực hiện khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân gây thất thoát tại vùng đó để có hướng xử lý phù hợp. Nếu nguyên nhân do đường ống chuyển tải không đảm bảo thì phải tiến hành sửa chữa, thay thế ngay; nếu nguyên nhân do quy trình vận hành chưa phù hợp phải có biện pháp điều chỉnh.

Ví dụ như trong điều kiện thời tiết mùa đông hoặc vào giờ thấp điểm (21h00 ngày hôm trước đến 5h00 sáng hôm sau) nhu cầu sử dụng nước của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khách hàng rất ít thì các Xí nghiệp sản xuất phải điều chỉnh giảm thời gian vận hành máy bơm, giảm áp lực bơm bởi nếu không sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng vỡ ống, sự cố gây thất thoát nước... đặc biệt là các tuyến đường ống chuyển tải lớn lắp đặt lâu ngày, đã cũ nát.

Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra khách hàng tiêu thụ, trong quá trình kiểm tra cần quán triệt cho người lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hiểu rõ và nắm vững quy trình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải tế nhị, khôn khéo...tránh để khách hàng hiểu nhầm gây bức xúc trong khách hàng.

Tiếp tục duy trì tổ công tác phòng chống thất thoát, đầu tư thiết bị phát hiện rò rỉ hiện đại, đào tạo kỹ năng sử dụng máy móc cho đội ngũ người lao động làm công tác chống thất thoát.

Kiểm tra và thay thế các hệ thống đường ống trục cũ nát, thường xuyên bị vỡ, rò rỉ hoặc bị tắc tránh xảy ra tình trạng mất nước của khách hàng hoặc nước quá yếu.

Đối với những khu vực có tiêu thụ lớn, Công ty có thể xem xét đầu tư 100% vốn để cải tạo, sửa chữa đường ống khi bị hỏng để khuyến khích khách hàng sử dụng. Các khu vực khác, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thoả thuận đầu tư cho khách hàng theo tỷ lệ 50/50; 30/70; 60/40...trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Đầu tư thiết lập, xây dựng đồng bộ hệ thống quản trị mạng cấp nước qua Internet trong công tác quản lý mạng lưới cấp nước, quy hoạch cấp nước cho phù hợp với sự phát triển của địa phương. Trong năm 2010 Công ty cũng đã đầu tư máy nghe rò rỉ, tuy nhiên việc phát huy tác dụng của thiết bị này chưa được như mong muốn.

Để đáp ứng yêu cầu cấp nước do mức độ tăng trưởng dân số đô thị và cấp nước cho sản xuất, cho các hoạt động văn hoá - xã hội trong các đô thị, cần có chương trình tiếp tục điều tra, khảo sát, đánh giá cụ thể tài nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước trên cơ sở các tài liệu đã có; quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước; có chiến lược dự trữ nguồn nước. Có quy hoạch tổng thể từng vùng, miền cấp nước để đón đầu các dự án quy hoạch đô thị.

Thực hiện tốt các dự án bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước và những hậu quả do khai thác nước ngầm bừa bãi, không có quy hoạch gây ra; kiểm soát chặt chẽ hiện tượng khai thác giếng cục bộ. Các dự án cấp nước nhất thiết phải có báo cáo đánh giá cụ thể tác động tới môi trường.

Một trong những nghịch lý hiện nay là tỷ lệ thất thoát, thất thu quá lớn mà một trong những nguyên nhân chính là thiếu những biện pháp kỹ thuật trong quản lý hệ thống và trong quản lý kinh doanh, quản lý khách hàng sử dụng nước.

Vì vậy cần phải có một số biện pháp kỹ thuật như sau:

Tất cả các nhà máy và hệ thống truyền dẫn, phân phối của Công ty đều phải lắp đặt đồng hồ tổng đo lưu lượng nước và áp lực để xác định đúng lượng nước sản xuất, lượng nước cấp vào từng khu vực và kiểm soát được lượng nước cấp ra cũng như áp lực của từng khu vực trong thời điểm đó.

Đồng hồ hoá tất cả các khách hàng sử dụng nước. Đồng hồ phải được lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật, vị trí lắp đặt phải đảm bảo cho việc quản lý, ghi đọc, bảo dưỡng, thay thế và loại bỏ tối đa được những tác động ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ.

Phải có thiết kế định hình về một hệ thống cấp nước vào nhà để tất cả các đơn vị xây dựng hoặc các cơ quan khi tiến hành xây dựng các khu nhà ở phải tuân thủ chấp hành thì mới được cấp nước sử dụng. Nếu lắp đặt như hiện nay thì đơn vị nước khó có thể kiểm soát được.

Trong thi công cải tạo và chuyển nguồn hệ thống cấp nước vào nhà tuyệt đối không để tồn tại 2 nguồn nước, làm tới đâu dứt điểm tới khu vực đó và cắt bỏ nguồn cũ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước của Công ty cũng như tránh tình trạng khách hàng tự ý lấy nước sử dụng từ nguồn cũ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3.4. Quản lý chất lượng sản phẩm nước sạch theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế của Bộ Y tế

Bảng 4.7: Bảng giới hạn các chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ theo quy chuẩn VN số 01:2009/BYT

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị

Giới hạn tối đa cho phép Phƣơng pháp thử Mức độ giám sát 1. Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 - 1996

(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW A

2. Mùi vị(*) -

Không có mùi,

vị lạ

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150

B và 2160 B A 3. Độ đục(*) NTU 2 TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) A 4. pH(*) - 6,5-8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ A 5. Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg/l 300 TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C A 6. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) mg/l 1000 SMEWW 2540 C B

7. Hàm lượng Nhôm(*) mg/l 0,2 TCVN 6657 : 2000 (ISO 12020) B 8. Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 SMEWW 4500 - NH3 C

hoặcSMEWW 4500 - NH3 D B

9. Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 US EPA 200.7 C

10. Hàm lượng Asen

tổng số mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW B

11. Hàm lượng Clorua(*) mg/l 250 300(**) TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D A 12. Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,3 TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe A 13. Hàm lượng Chì mg/l 0,01 TCVN 6193 - 1996 (ISO 8286) B 14. Hàm lượng Mangan

tổng số mg/l 0,3 TCVN 6002 - 1995 A

15. Hàm lượng Thuỷ

ngân tổng số mg/l 0,001

TCVN 5991 - 1995 (ISO 5666/1-

1983 - ISO 5666/3 -1983) B

16. Hàm lượng Niken mg/l 0,02 TCVN 6180 -1996 (ISO8288) C

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiêu chuẩn của sản phẩm nước sạch phải đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Y tế như màu sắc, mùi vị, độ đục, độ Ph, các chỉ tiêu về hàm lượng Fe, Mg, Asen...

Các chỉ tiêu cảm quan của nước sạch màu sắc phải đảm bảo không vượt quá giới hạn tối đa cho phép là 15TCU (Theo TCVN 6185-1996 ISO 7887- 1985) hoặc tiêu chuẩn SME WWW 2120); hay như hàm lượng Mangan tổng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 109)