Hiện đại hoá công nghệ sản xuất sản phẩm nước sạch và quy trình

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 124)

5. Bố cục của luận văn

4.3.6. Hiện đại hoá công nghệ sản xuất sản phẩm nước sạch và quy trình

xử lý nước sạch

Áp dụng công nghệ thích hợp phổ biến ở nhiều địa phương, gắn liền với thực trạng các công trình đã có nhằm cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước để đáp ứng yêu cầu cấp bách, tận dụng được trang thiết bị, vật tư trong nước, giảm giá thành đầu tư.

Công nghệ và thiết bị trong các hệ thống cấp nước cần đồng bộ, thống nhất để chủ động trong việc thay thế phụ tùng.

- Công nghệ sản xuất nước sạch từ nguồn nước ngầm:

+ Quy trình Công nghệ sản xuất nước sạch từ nguồn nước ngầm hiện đang áp dụng tại Xí nghiệp SXNS Túc Duyên, Trại Cau, Võ Nhai.

Quy trình gồm 06 bước như sau:

Bước 1: Thăm dò các nguồn nước dưới mặt đất, khoan tiếp cận nguồn nước

Bước 2: Dùng máy bơm hút nước lên bể chứa Bước 3: Xử lý nước bằng phèn, vôi;

Bước 4: Châm Clo tự động để khử trùng

Bước 5: Kiểm tra chất lượng nước trước khi đưa ra bể chứa, nếu chất lượng không đảm bảo thì bơm lại về bể ban đầu để xử lý lại

Bước 6: Bơm ra mạng phục vụ khách hàng.Trong quá trình bơm phải luôn kiểm tra áp lực để điều chỉnh cho phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quy trình sản xuất nước sạch từ nguồn nước ngầm thể hiện tại sơ đồ 4.1 như sau:

Sơ đồ 4.1: Quy trình sản xuất nƣớc sạch từ nguồn nƣớc ngầm Bƣớc 1: Thăm dò các nguồn nước

dưới mặt đất, khoan tiếp cận nguồn nước

Bƣớc 2: Dùng máy bơm hút nước

lên bể chứa

Bƣớc 3: Xử lý nước bằng phèn, vôi; Bƣớc 4: Châm Clo tự động để

khử trùng

Bƣớc 5: Kiểm tra chất lượng

nước trước khi đưa ra bể chứa, nếu chất lượng không đảm bảo thì bơm lại về bể ban đầu để xử lý lại

Bƣớc 6: Bơm ra mạng phục vụ

khách hàng.

Trong quá trình bơm phải luôn kiểm tra áp lực để điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn: Công ty CPNS Thái Nguyên

Các giếng khoan

Bể hòa trộn phèn, vôi, châm Clo

Bể lắng ngang Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Trạm bơm cấp 2 Bơm ra mạng Kiểm tra áp lực Trạm bơm cấp 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Quy trình sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt hiện đang áp dụng tại Xí nghiệp SXNS Tích Lương, Sông Công, Đại Từ và Trạm Cấp nước Đu - Phú Lương.

Sơ đồ 4.2: Quy trình sản xuất nƣớc sạch từ nguồn nƣớc mặt Bƣớc 1: Tích tụ nước bề mặt

bằng bể chứa

Bƣớc 2: Dùng máy bơm nước

vào bể chứa

Bƣớc 3: Xử lý nước bằng

phèn, vôi, lọc bằng cách ngưng tụ nước

Bƣớc 4: Châm Clo tự động để

khử trùng

Bƣớc 5: Bơm lên bể chứa

nước sạch

Bƣớc 6: Bơm ra mạng phục vụ

khách hàng.

Trong quá trình bơm phải luôn kiểm tra áp lực để điều chỉnh cho phù hợp.

Nguồn: Công ty CPNS Thái Nguyên

Hồ chứa nước thô

Bể hòa trộn phèn, vôi, châm Clo

Bể lắng gang Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Trạm bơm cấp 2 Bơm ra mạng Kiểm tra áp lực Trạm bơm cấp 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính đến thời điểm hiện tại cả 2 dây chuyền sản xuất trên của Công ty đều hoạt động tốt cung cấp sản lượng và chất lượng nước sạch đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Năm 2010 Công ty đã áp dụng thành công công nghệ xử lý nước tấm lắng Lamen của Mỹ vào quy trình sản xuất nước sạch từ nguồn nước mặt tại Xí nghiệp SXNS Tích Lương.

Tuy nhiên, với dây chuyền sử dụng nguồn nước mặt để sản xuất lại phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên, phụ thuộc vào tính chất mùa. Với Xí nghiệp SXNS Tích Lương nguồn nước mặt này còn phụ thuộc vào hệ thống kênh dẫn nước từ Hồ Núi Cốc của Công ty khai thác Thủy nông.

4.3.7. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ cho người lao động

Lao động đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả SXKD. Chính vì vậy nâng cao trình độ đội ngũ lao động, đào tạo cán bộ quản lý là một việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Thực tế chất lượng lao động của Công ty chưa phải là cao, số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm chủ yếu được đào tạo từ những năm 80, số kỹ sư mới ra trường tuy được đào tạo chính quy nhưng chưa có thực tiễn do đó cần phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động. Công ty có thể lựa chọn các hình thức đào tạo sao cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.

Hình thức đào tạo tại chỗ vừa tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến lực lượng lao động của từng bộ phận. Đào tạo kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm và công việc của người lao động. Các cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có kinh nghiệm lâu năm sẽ kèm cặp các nhân viên mới hay nhân viên có bậc thợ thấp hơn.

Cử cán bộ công nhân tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến khích người lao động tự học, tự rèn để nâng cao trình độ năng lực của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm ham học hỏi năng động, sáng tạo thì Công ty phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, đóng góp ý kiến, kích thích tinh thần nhằm làm cho người lao động được thỏa mãn.

Đối với đội ngũ cán bộ quản trị, cần phải trang bị hay trang bị lại những kiến thức kinh doanh hiện đại tạo điều kiện cho các cán bộ này tham gia vào các khoá đào tạo bồi dưỡng học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị bạn trong ngành.

Việc có được kiến thức kinh nghiệm tiên tiến là cơ sở để nâng cao hiệu quả các nguồn lực như vốn, nhân sự, công nghệ cũng như làm chủ được các yếu tố bên ngoài của thị trường, hạn chế lãng phí tổn thất do không hiểu biết gây ra.

Kết hợp đào tạo và tuyển dụng lao động để hình thành một cơ cấu lao động tối ưu, bố trí lao động hợp lý phù hợp với năng lực sở trường nguyện vọng của mỗi người. Xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ. Khi đào tạo Công ty sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn do đó khi thực hiện hình thức đào tạo kết hợp tuyển dụng nên giảm bớt lượng lao động dư thừa không có năng lực, năng suất hiệu quả thấp. Xác định cụ thể đối tượng lao động nào cần giảm và hỗ trợ thu nhập cho người lao động đó trên cơ sở vẫn đảm bảo chế độ lao động cho người về hưu.

Để giảm bớt được số lượng lao động dư thừa trước hết phải bố trí sắp xếp lại CBCNV trong các phòng, ban trên cơ sở xác định mức độ phức tạp của công việc, cải tiến mối quan hệ giữa các phòng, ban, bộ phận để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng các công việc của Công ty, từ đó có quyết định nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Sau khi xác định được cơ cấu lao động tối ưu, nên xác định mức lao động cụ thể cho từng công việc, từng cấp bậc thợ vừa có căn cứ kỹ thuật vừa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của Công ty. Trên cơ sở định mức lao động Cng ty có thể thấy được khả năng của từng lao động từ đó có hình thức kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động của mình.

Để tạo động lực cho tập thể và cá nhân người lao động cần có biện pháp khuyến khích người lao động. Cần phân phối lợi nhuận thỏa đáng, bảo đảm cân bằng hợp lý thưởng phạt công minh. Đặc biệt là có chế độ đãi ngộ đối với những người giỏi, trình độ tay nghề cao hay những người có những thành tích đóng góp cho Công ty. Từ đó sẽ tạo ra bầu không khí thoải mái kích thích người lao động tâm huyết, gắn bó với nghề và yêu nghề hơn.

Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính đến công nhân vận hành, sửa chữa cho ngành cấp nước. Củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo chuyên gia ngành cấp nước.

4.3.8. Tăng cường triển khai, thực hiện các dự án đầu tư

Dự án Cấp nước và Vệ sinh thành phố Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư là 14,119 triệu USD hoàn thành từ năm 2002 đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước của khách hàng khu vực phía Nam và một phần khu vực trung tâm thành phố.

Dự án cấp nước thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ), vốn đầu tư 7 tỷ đồng với công suất cấp nước 1.000 m3/ngày đêm. Công ty đang triển khai Dự án cấp nước Thị xã Sông Công có tổng vốn đầu tư 6,85 triệu USD, khi hoàn thành sẽ nâng công suất cấp nước lên 20.000 m3/ngày đêm.

Bên cạnh đó là nhiều dự án quy mô khác như: Dự án cấp nước cấp nước Nam Phổ Yên - Điềm Thuỵ - Huyện Phú Bình, dự án Xây dựng Nhà máy nước phía Nam Hồ Núi Cốc công suất 50.000m3/ngày đêm dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2015...

Để có được kết quả SXKD nói trên, có phần đóng góp không nhỏ từ kết quả thực hiện các dự án đầu tư, hàng loạt các dự án đầu tư được thực hiện trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những năm qua như: Dự án cấp nước và vệ sinh môi trường thành phố Thái Nguyên, dự án cấp nước phía nam huyện Phổ Yên, dự án Nâng công suất NMN Tích Lương, NMN Túc Duyên....đã tạo thêm điều kiện để tăng nguồn cung sản phẩm trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển SXKD của Công ty.

Bảng 4.11: Dự kiến nguồn vốn thực hiện các dự án

ĐVT: Triệu đồng Dự án Tổng mức đầu tƣ Vốn vay nƣớc ngoài Vốn ngân sách tỉnh Vốn đối ứng Tiến độ hoàn thành dự án Cấp nước TP. Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020 (Xây dựng NM Nam Núi Cốc) 477.500 405.875 71.625 Dự kiến hoàn thành năm 2015

Cải tạo, nâng cấp

NMN Sông Công 130.127 79.895 29.420 14.314 Dự kiến hết năm 2013 sẽ hoàn thành Cấp nước Khu Nam Phổ Yên, Điềm Thụy Phú Bình 25.000 12.500 12.500 Dự kiến hoàn thành năm 2013 Dự án chống thất thoát 5.000 5.000 Hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2013 Dự án cấp nước

Đu-Phú Lương và Đình Cả -Võ Nhai

27.725 21.678 3.024 3.023 Quý 3 năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Kiến nghị với UBND Tỉnh Thái Nguyên

- Xây dựng lộ trình tăng giá trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí đầu vào đảm bảo kinh doanh có lãi và một phần trả nợ vốn vay đồng thời có nguồn vốn lưu động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty CPNS Thái Nguyên còn mang tính đặc thù là doanh nghiệp công ích, do vậy đề nghị UBND tỉnh cần có các chính sách mở để ưu tiên hoạt động cấp nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các huyện phụ cận.

- Đối với các Xí nghiệp Sản xuất nước sạch các huyện nhận bàn giao từ Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh Môi trường tỉnh Thái Nguyên cần có cơ chế phù hợp để không tính phần lỗ vào phần vốn góp của các cổ đông.

- Cần có cơ chế vốn ưu đãi đối với các nguồn vốn vay để đầu tư các dự án xây dựng công trình cấp nước, nhà máy nước mở rộng phạm vi bao phủ và xã hội hoá công tác cấp nước.

4.4.2. Kiến nghị với Công ty

Kinh doanh nước sạch là lĩnh vực hoạt động nằm ở vùng ranh giới giữa phục vụ công cộng và kinh doanh hạch toán, do đó cần phải có sự thống nhất trong quan điểm chỉ đạo để có thể phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý nhà nước từ tỉnh, các sở, ban ngành khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm này không chỉ tập trung ở lĩnh vực xác định chức năng quản lý Nhà nước mà còn ở việc xác định có căn cứ chiến lược phát triển ngành nước mô hình tổ chức công ty cơ chế hoạt động chính sách quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế đã có những bước phát triển, cuộc sống của người dân đã phần nào bớt khó khăn hơn thì nhu cầu được đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày càng được chú trọng và được coi là một trong những tiêu chí phát triển của địa phương, của quốc gia.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp quan tâm chú trọng đến việc quản lý chất lượng sản phẩm của mình.

Công ty CPNS Thái Nguyên là doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần, có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất mua bán sản phẩm nước máy sạch phục vụ mọi nhu cầu của đời sống xã hội. Trong những năm qua Công ty đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao. Sản lượng nước sản xuất, nước thương phẩm tăng, tỷ lệ nước thất thoát giảm, số lượng khách hàng tin tưởng, sử dụng sản phẩm của Công ty ngày càng tăng, thu nhập của người lao động được cải thiện.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý sản phẩm nước sạch của mình, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý khách hàng, quản lý công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là công tác quản lý sản phẩm.

Chiến lược mở rộng thị trường, quản lý sản phẩm không nên chỉ dừng lại trong phạm vi thành phố mà nên phát triển mạnh về các huyện, nhất là khu vực huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công và các vùng phụ cận mà đơn vị có khả năng vươn tới như huyện Phú Bình, huyện Định Hoá...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quản lý sản phẩm nên tập trung chú ý đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh dịch vụ du lịch, các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học…Trong quá trình quản lý điều quan trong nhất vẫn là thường xuyên quan tâm, hỗ trợ khách hàng, quan tâm tới chất lượng sản phẩm, nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng. Đây là một trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hoặc thất bại của Công ty.

Bên cạnh đó cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng nước sạch đối với mỗi người dân, đặc biệt là người dân ở các khu vực thị trấn, thị tứ của các huyện nơi mà nhận thức về nước sạch còn chưa đúng, chưa có thói quen sử dụng nước sạch trong sinh hoạt.

Phòng Kinh doanh của Công ty phải thực sự là một bộ phận Marketing tổng hợp giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động của Công ty, từ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)