Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 64 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.1.7.Tài nguyên du lịch

Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, về mặt tự nhiên có một số thắng cảnh tiêu Bảng:

a. Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng Tây Nam trên con đường trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn là tới khu du lịch Núi Cốc. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây đã nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo từ bao năm. Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại của câu chuyện tình thủy chung trong truyền thuyết gắn với nàng Công - chàng Cốc.

Hồ Núi Cốc là hồ nhân tạo, chắn ngang dòng Sông Công, nằm trên địa phận huyện Đại Từ, ở trên lưng chừng núi. hồ được khởi công xây dựng năm 1993, hoàn thành vào năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ. Diện tích mặt hồ rộng 25km2. Trên mặt hồ rộng mênh mông có tới hơn 89 hòn đảo, lòng hồ sâu 23m, dung tích nước hồ là 175 triệu m3

. Hồ có khả năng khai thác từ 600 - 800 tấn cá/năm. Hồ Núi Cốc là danh thắng và là nơi nghỉ mát lý tưởng cho nhiều du khách trong và ngoài nước tới thăm quan và nghỉ dưỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà

Thuộc địa phận xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 42km về phía Đông Bắc. Đây là một quần thể thắng cảnh đẹp của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp, nhiều dáng vẻ kì thú. Nơi đây có thác nước, dòng suối trong xanh, mùa hạ khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Di tích danh thắng Phượng Hoàng, suối nước và bến tắm hang Mỏ Gà được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1994.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý sản phẩm nước sạch của công ty cổ phẩn nước sạch Thái Nguyên (Trang 64 - 65)