Triển vọng phát triển nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 25 - 27)

Thực trạng về gian lận và sai sót và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay.

2.1.2.Triển vọng phát triển nghề nghiệp kiểm toán tại Việt Nam.

Tuy từ ngày đầu thành lập mới chỉ có 2 công ty kiểm toán là Công ty Kiểm toán Việt Nam VACO và Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam AASC (1991) với số lượng KTV ít ỏi, nhưng cho tới năm 2002 đã có trên 40 doanh nghiệp kế toán-kiểm toán với trên 2.520 người làm việc.Bộ Tài chính đã cấp chứng chỉ KTV Việt Nam cho trên 600 người, trong đó có 516 người đăng ký

hành nghề theo quy chế KTV độc lập trong các công ty kiểm toán. Ngoài số này, có 35 người nước ngoài và 31 người Việt Nam đạt chứng chỉ KTV quốc tế. Nếu so với yêu cầu phát triển của DN kiểm toán thì số lượng KTV nói trên đủ đối với 10 DN lớn, 20 DN quy mô vừa, nhưng thiếu đối với 10 DN nhỏ mới thành lập. Còn đối với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến trình cổ phần hóa DN Nhà nước,... thì đội ngũ KTV của Việt Nam còn rất thiếu.

Cho tới nay, sau hơn 20 năm chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành kiểm toán độc lập còn non trẻ tại Việt Nam.Với số lượng gần 200 công ty Kiểm toán đang hoạt động trong lĩnh vực này tính đến cuối năm 2010, quả thực chưa bao giờ hoạt động kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có khoảng gần 900 KTV được cấp chứng chỉ hành nghề, không đáp ứng đủ lực lượng để kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp hiện thời. Điều đó cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực kiểm toán là rất lớn.Cơ hội việc làm cho những người hoạt động trong lĩnh vực này là rất cao.

Bên cạnh đó, lĩnh vực kiểm toán cũng thu hút được nhiều người quan tâm bởi mức lương khởi điểm của KTV tương đối cao, đặc biệt khi làm việc tại các công ty nước ngoài.Nghề kiểm toán được coi là một nghề nghiệp sáng giá hiện nay. Làm việc trong môi trường này, bạn mau trưởng thành hơn và có thể thăng tiến trong nghề kiểm toán hoặc chuyển sang các vị trí quản lý cao trong nghề kế toán, tài chính, kiểm soát tài chính...Đây thực sự là một sức hấp dẫn lớn đối với những người quan tâm đến lĩnh vực kiểm toán.

Ngoài ra, việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ ( ngày 10/12/2001), sẽ mở ra cơ hội cho hoạt động kế toán-kiểm toán tại Việt Nam.Trước hết là các DN kiểm toán và KTV của Mỹ sẽ tiếp tục vào Việt

Nam, tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động, bắt buộc các DN kiểm toán và KTV Việt Nam phải phát triển, nâng cao trình độ, kỹ thuật kiểm toán.Từ đó, hoạt động kiểm toán của Việt Nam sẽ sớm hòa nhập với quốc tế và được quốc tế công nhận.

Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực kiểm toán đang rất cần một đội ngũ nhân lực đông đảo với trình độ chuyên môn cao. Chính đội ngũ nhân lực này sẽ góp phần tạo ra sự giàu có cho đất nước, đưa hình ảnh của Việt Nam đến một tầm cao hơn, chuyên nghiệp hơn trong các giao dịch trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 25 - 27)