Về phía KT

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 56)

Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót ở Việt Nam

3.3.3.Về phía KT

Đầu tiên, KTV cần phải có kiến thức và sự hiểu biết tương đối rộng và toàn diện ở nhiều lĩnh vực và khía cạnh liên quan đến kiểm toán. Chủ động tiếp cận với thực tế hoạt động nghề nghiệp kế toán, kiểm toán để hình thành kiến thức kiểm toán trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, KTV cần trang bị các kỹ năng và cung cấp sự hiểu biết về trách nhiệm phát hiện gian lận trọng yếu trên BCTC. Hơn nữa, Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ đầu tư vào Việt Nam và sử dụng các BCTC đã được kiểm toán của các doanh nghiệp Việt Nam để ra quyết định đầu tư. Điều này đòi hỏi việc xem xét và phát hiện gian lận trọng yếu trên BCTC của KTV Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về trách nhiệm với gian lận sai sót trên thế giới. Cần đặt trách nhiệm của KTV ở Việt Nam trong mối liên hệ với quốc tế.

Tiếp theo là không ngừng nâng cao phát triển chuyên môn nghiệp vụ bằng việc tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời phải rèn luyện khả năng sáng tạo riêng của mình cũng như học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin vì vậy các KTV không chỉ trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn phải luôn luôn cập nhật các thông tin về pháp luật, tin học, về ngoại ngữ và về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như xã hội khác.

Thứ ba là cần phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một cán bộ kiểm toán, rèn luyện cho mình tính trực quan, độc lập, vô tư, công bằng, cẩn thận, siêng năng, có tinh thần trách nhiệm. Luôn có thái độ cầu thị, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm thực tế kiểm toán. Việc làm này góp phần giúp KTV hình thành kỹ năng kiểm toán cho mình cũng như tố chất để trở thành một KTV chuyên nghiệp.

Trong điều kiện hiện nay, việc sẵn có một hệ thống lý luận khoa học nói chung cũng như khoa học kế toán, kiểm toán nói riêng là một sự cần thiết. tuy nhiên, để trở thành một KTV thực thụ và chuyên nghiệp thì kiến thức thực tế, kinh nghiệm nghề nghiệp là một yếu tố không thể thiếu. Việc vận dụng lý luận khoa học trong kiểm toán kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tế sẽ đem lại những bài học quý giá cho KTV trong tương lai. Muốn lĩnh vực kiểm toán phát triển thì yếu tố then chốt là phải phát triển nguồn nhân lực cho kiểm toán. Vì vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho kiểm toán và bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, tư chất và kỹ năng cho KTV là một việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay và mai sau.

KẾT LUẬN

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển ngành kiểm toán độc lập, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán,... hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán độc lập đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; thực hiện mục tiêu góp phần công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; lành mạnh môi trường đầu tư; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí tài sản; Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nước ta với xuất phát điểm còn thấp xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới về kiểm toán nên cần phải nổ lực nhiều để nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán xứng đáng là: “quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt cho hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai”.

Phát hiện được gian lận luôn là một thách thức với các kiểm toán viên trong điều kiện kinh tế bình thường và càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, khi mà nhân lực thì cắt giảm và các nhà quản lý thì chịu nhiều áp lực từ thị trường và cổ đông.

Một trong những gian lận khó phát hiện là gian lận xuất phát từ chính ban lãnh đạo đơn vị kiểm toán. Kiểm toán viên cần phải thu thập thêm thông tin về tính chính trực của ban lãnh đạo trong quá trình kiểm toán thông qua việc quan sát và đánh giá văn hóa doanh nghiệp, văn hóa lãnh đạo, môi trường làm việc, cơ chế lương thưởng và tuyển dụng của doanh nghiệp . Ngoài ra nên thu thập thông tin từ nhân viên cấp dưới, phỏng vấn riêng rẽ từng người trong ban lãnh đạo doanh nghiệp và so sánh thông tin cung cấp bởi họ xem có sự sai lệch, mâu thuẫn gì không.

của kiểm toán viên đối với việc phát hiện sai sót mà nhóm em đã trình bày, trong quá trình tìm hiểu còn rất nhiều sai sót,chúng em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Bích Chi đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này !

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 56)