Khái quát về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 38 - 47)

Thực trạng về gian lận và sai sót và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay.

2.3.1.Khái quát về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam

lận và sai sót tại Việt Nam

2.3.1. Khái quát về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam và sai sót tại Việt Nam

2.3.1.1. Đặc điểm hệ thống kiểm toán tại Việt Nam

Hệ thống kiểm toán ở VN – một trong những công cụ quản lý kinh tế – tài chính hữu hiệu, sản phẩm của nền kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế đã được hình thành và có những bước phát triển đáng ghi nhận. Hệ thống kiểm toán gồm 3 phân hệ cấu thành là Kiểm toán Nhà nước (KTNN), kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Các phân hệ có vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động khác nhau, nhưng cùng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế – tài chính, có sự tương đồng nhất định về phương pháp chuyên môn nghiệp vụ.

Hoạt động kiểm toán độc lập được hình thành từ năm 1991, KTNN từ năm 1994, kiểm toán nội bộ từ năm 1997. Từ đó đến nay, các phân hệ kiểm toán đã dần khẳng định được vị trí, vai trò và có những đóng góp tích cực đối với quá trình quản lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực tài chính và tài sản trong xã hội; góp phần làm lành mạnh các quan hệ tài chính – tiền tệ; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thiện các yếu tố của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Có thể khẳng định những thành tựu chủ yếu về phát triển của hệ thống kiểm toán VN như sau:

Một là, pháp luật về kiểm toán sớm hình thành (văn bản quy phạm pháp luật về KTNN và về kiểm toán độc lập được ban hành vào năm 1994, về kiểm toán nội bộ năm 1997), đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán. Đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật KTNN(ban hành ngày 14-6-2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006), Luật kiểm toán độc lập (ban hành ngày 29-3-2011 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012),các văn bản pháp quy về kiểm toán nội bộ (Quyết định số 832/TC-QĐ-CĐKT ngày

28/10/1997; Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 14/06/1998 và Thông tư 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998. Riêng với hệ thống ngân hàng còn có Thông tư số 44/2011/TT- NHNN ban hành ngày 29/12/2011).Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hệ thống kiểm toán ở VN. Bên cạnh đó, KTNN đã ban hành được hệ thống chuẩn mực KTNN và nhiều quy trình kiểm toán chuyên ngành áp dụng cho đối tượng kiểm toán cụ thể, Bộ Tài chính cũng đã ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán để áp dụng trong hoạt động kiểm toán độc lập và kiểm soát chất lượng kiểm toán;

Hai là, sự phát triển của KTNN, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ đã góp phần thúc đẩy cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Dù trong thời gian chưa dài, nhưng hệ thống kiểm toán đã khẳng định được vị trí, tác động và góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam.Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hệ thống các tổ chức kiểm toán ở Việt Nam. Ngoài việc tạo lập những tiền đề pháp luật cho sự ra đời của các tổ chức này, Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các tổ chức kiểm toán;

Ba là, hoạt động của các tổ chức kiểm toán đã bước vào giai đoạn ổn định.Hoạt động KTNN đã có bước phát triển lớn mạnh, nhất là từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành từ 2006. KTNN đã thực hiện kiểm toán với phạm vi ngày càng mở rộng. Kết quả kiểm toán được ghi nhận trong những năm qua không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, mà quan trọng và ý nghĩa hơn là thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN đã giúp cho các đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa những tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản; hoàn thiện hơn công tác quản lý, đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn; KTNN đã cung cấp thông tin toàn diện, xác thực về tình hình quản lý tài chính và điều hành ngân sách của các cấp, các bộ ngành, các doanh nghiệp… cùng nhiều kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan thẩm quyền

góp phần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính và tăng cường hiệu lực quản lý. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh cả về mặt số lượng và đội ngũ KTV, thị trường ngày càng mở rộng. Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các công ty kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Kiểm toán nội bộ tuy chưa phát triển, song cũng đã hình thành và bước đầu mang lại kết quả ở một số đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước… Kiểm toán nội bộ đã có những đóng góp thiết thực cho việc kiểm soát, quản trị nội bộ; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vi phạm trong hệ thống quản lý của đơn vị. Trình độ của các KTV nội bộ từng bước được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý của đơn vị;

Bốn là, mối quan hệ giữa ba phân hệ kiểm toán đã bước đầu hình thành, trong đó KTNN và các doanh nghiệp kiểm toán độc lập đã phối hợp trong việc thực hiện kiểm toán đối với một số các DNNN, chương trình mục tiêu quốc gia; KTNN đã có những đóng góp nhất định trong hướng dẫn nghiệp vụ và sử dụng kết quả của kiểm toán nội bộ. Mặt khác, Hội Kế toán và Kiểm toán VN (VAA), Hội KTV hành nghề (VACPA) bước đầu đã thể hiện vai trò trong việc định hướng các hoạt động nghề nghiệp và thiết lập mối quan hệ giữa các phân hệ kiểm toán.

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức kiểm toán ở VN, song từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán VN còn những hạn chế chủ yếu sau:

Thứ nhất là: Khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán chưa đầy đủ và đồng bộ: Địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN chưa được quy định trong Hiến pháp như hầu hết các nước trên thế giới, còn tình trạng không tương thích giữa các quy định về tổ chức và hoạt động KTNN;Các quy định về kiểm toán nội bộ vừa thiếu, vừa không đủ hiệu lực thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hệ thống kiểm toán nội bộ;

Thứ hai là: Các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đặc biệt là quy trình, chuẩn mực, quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán của cả ba phân hệ kiểm toán mặc dù đã được chú trọng xây dựng và ban hành nhưng còn thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng hoạt động kiểm toán. Kiểm toán quy trình và hệ thống công nghệ thông tin đã xuất hiện khá lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam nghề này mới chỉ được bắt đầu hình thành, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán còn hạn chế.

Thứ ba là: Sự phát triển về tổ chức của cả ba phân hệ kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. KTNN cho đến nay đã có bước trưởng thành nhanh chóng về tổ chức và nhân sự nhưng năng lực kiểm toán vẫn chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đặc biệt là thiếu các KTNN khu vực để kiểm toán ngân sách địa phương. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập tuy số lượng phát triển khá nhanh nhưng năng lực nhìn chung còn hạn chế. Hệ thống kiểm toán nội bộ phát triển chậm, chủ yếu mới được hình thành ở một số Tổng công ty và ngân hàng thương mại Nhà nước;

Thứ tư là: Hoạt động kiểm toán trong thực tế còn hạn chế cả về phạm vi, quy mô và chất lượng. KTNN mới chỉ chú trọng kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động còn chưa được triển khai nhiều.Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập của VN còn hạn chế về kinh nghiệm hành nghề, năng lực và sức cạnh tranh, chất lượng kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại một số tổng công ty nhà nước còn nhiều hạn chế về quy mô và tính chuyên nghiệp; kiểm toán nội bộ chưa thật sự khẳng định được vai trò phục vụ quản lý nội bộ của đơn vị.

Thứ năm là: Các phân hệ kiểm toán chưa tạo lập được những quan hệ chặt chẽ, có tính hệ thống; việc hỗ trợ, tác động lẫn nhau trong hoạt động còn rất hạn chế. KTNN là một tổ chức chủ đạo trong hệ thống kiểm toán trên

thực tế vẫn chưa sử dụng các doanh nghiệp kiểm toán hỗ trợ cho hoạt động KTNN; chưa có tác động tích cực đến các cơ quan, tổ chức của Nhà nước để phát triển và hướng dẫn chuyên môn đối với bộ phận kiểm toán nội bộ. Các bộ phận kiểm toán nội bộ ở trong một số tổng công ty của Nhà nước hoạt động tương đối đơn độc, thiếu sự phối hợp với các phân hệ kiểm toán khác.

Thứ sáu là: Chưa có sự thống nhất quản lý nhà nước đối với ba phân hệ kiểm toán; định hướng phát triển của các hệ thống kiểm toán còn chưa thật rõ; chưa hạn chế được sự cạnh tranh tiêu cực của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập; việc định hướng và quản lý đối với kiểm toán nội bộ của các cơ quan, tổ chức chưa rõ ràng. Hiện nay, Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập nhưng hoạt động quản lý nhà nước còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở khâu ban hành chuẩn mực kiểm toán độc lập, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thi và cấp chứng chỉ KTV độc lập. Việc kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán còn hạn chế.Vai trò của Hội Kế toán và Kiểm toán nhằm tạo ra sự liên kết và định hướng phát triển nghề nghiệp cho KTV chưa phát huy được hết tác dụng.

2.3.1.2. Loại hình công ty kiểm toán

Hiện nay, Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, Thông tư 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006, Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009 của Chính phủ chỉ cho phép thành lập doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) độc lập theo các hình thức: công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. DNKT phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.

Công ty TNHH kiểm toán là công ty TNHH có hai thành viên trở lên cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Thuộc loại này có Công ty TNHHPrice Waterhouse Coopers Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC,VACO, E&Y, KPMG… là loại hình công ty kiểm toán phổ biến nhất ở Việt Nam.

Công ty hợp danh kiểm toán là công ty hợp danh cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Thuộc loại này có: Công ty hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt, Công ty hợp danh Kiểm toán Trí Tuệ , Công ty hợp danh Kiểm toán Việt Nam.

Doanh nghiệp tư nhân kiểm toán là doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Hiện nay ở Việt Nam chưa có doanh nghiệp tư nhân kiểm toán.

2.3.1.3. Đội ngũ KTV hành nghề

Tính đến tháng 3/2011 cả nước có 165 công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, cung cấp hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho 29.023 khách hàng, có 2.044 người được cấp chứng chỉ KTV. Tuy nhiên, số lượng các KTV làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán chỉ có 1.264 người, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 9 KTV, bình quân 1 KTV quản lý 24 khách hàng/năm...

Hiện nay, nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng nhưng số lượng KTV còn thiếu và chất lượng kiểm toán chưa đạt trình độ quốc tế. Theo thống kê hàng năm có bình quân 15 công ty thành lập mới, nhưng cũng có từ 5 đến 10 công ty đã ngừng hoạt động vì không đủ số lượng KTV theo luật định là tối thiểu phải có 3 KTV. Một số công ty kiểm toán chỉ quan tâm đến doanh thu mà không đầu tư thỏa đáng vào hoạt động đào tạo KTV.

Mặt khác, trình độ KTV giữa các công ty còn có sự chênh lệch khá lớn.Phần lớn các KTV có trình độ khá tập trung ở một số công ty kiểm toán lớn số còn lại chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Minh chứng là số lượng KTV có chứng chỉ quốc tế đang làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán còn khá khiêm tốn mới chỉ đạt 288 người, tập trung ở khoảng 20 công ty lớn.

Mục tiêu đến 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 7.000 KTV mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, chưa kể chất lượng đội ngũ “bác sĩ” này vẫn cần thêm nhiều thời gian mới đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ cũng là trở ngại khá lớn với Kiểm toán viên Việt nam.

Theo đánh giá của giám đốc một công ty Kiểm toán Việt nam, quá trình hội nhập xuất hiện nhiều danh nghiệp liên doanh, 100% vốn nước ngoài cùng các hợp đồng kiểm toán khá hấp dẫn. Nhưng nếu các Công ty Kiểm toán Việt Nam chỉ có những Kiểm toán viên vững về nghiệp vụ mà kém ngoại ngữ thì cũng không thể cạnh tranh với các Công ty Kiểm toán quốc tế ngay trên “sân nhà”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra hiện tượng “chảy máu chất xám” đang diễn ra trong ngành kiểm toán, các KTV giỏi có xu hướng chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác hoặc chuyển từ công ty kiểm toán này sang công ty kiểm toán khác, nơi mà có mức lương cao hơn và có nhiều cơ hội thăng tiến.

Một vấn đề đau đầu nữa là việc tuân thủ đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp của nhiều KTV chưa được nhận thức một cách đầy đủ để hình thành ý thức tự giác khi hành nghề.

Mặt khác, chế tài xử lý các KTV không được quy định đầy đủ nên việc phòng ngừa,giáo dục và răn đe chưa có hiệu quả. Trên thực tế, có trường hợp do sức ép phải nộp và công khai BCTC năm đúng hạn, đặc biệt là phải có báo cáo kiểm toán để đại hội cổ đông, dồn vào các tháng đầu năm nên chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có trường hợp KTV trực tiếp thực hiện hợp đồng kiểm toán do chưa hiểu sâu về lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng dẫn đến sai sót trong nghề nghiệp.

2.3.1.4. Tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường kiểm toán ngày càng được mở rộng, đặc biệt kể từ năm 2007, khi Luật Chứng khoán có hiệu lực yêu cầu không chỉ tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán, mà cả các công ty đại chúng cũng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm. Chính phủ cũng quy định thêm nhiều đối tượng như quỹ đầu tư phát triển địa phương, vốn sở hữu của chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, công ty quản lý quỹ… bắt buộc phải kiểm toán, các quy định này làm cho số lượng khách hàng của các công ty kiểm toán tăng đột biến. Như đã đề cập ở trên,

hiện nay Việt Nam có 165 công ty kiểm toán hoạt động trong hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp như: các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế,

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 38 - 47)