Người thực hiện gian lận và động cơ gian lận

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 28 - 30)

Thực trạng về gian lận và sai sót và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay.

2.2.2.Người thực hiện gian lận và động cơ gian lận

2.2.2.1. Người thực hiện gian lận

Người thực hiện gian lận có thể là nhân viên như nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ...; người quản lý như kế toán trưởng, quản đốc phân xưởng...; hay thậm chí là chủ sở hữu và ban lãnh đạo của doanh nghiệp như các cổ đông, chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc....Tuy nhiên, người thực hiện gian lận nhiều nhất là nhân viên, kế đến là người quản lý và cuối cùng là người chủ sở hữu và ban lãnh đạo.Tuy nhân viên là người thường hay thực hiện gian lận nhất nhưng tổn hại mà họ gây ra có quy mô và giá trị thấp hơn nhiều so với tổn hại của nhà quản lý và ban lãnh đạo công ty gây ra.

Khi cá nhân thực hiện gian lận, lợi ích thu được có thể là trực tiếp (như nhận tiền hay tài sản), hoặc gián tiếp (có ảnh hưởng nào đó, tăng quyền lực, sự đền ơn, tiền thưởng...).Khi tổ chức thực hiện gian lận thì lợi ích thu được thường là trực tiếp dưới hình thức thu nhập của công ty tăng lên.Trường hợp này thường là nhân viên hành động trên tư cách của tổ chức.

2.2.2.2. Động cơ gian lận

Khả năng để gian lận xảy ra phụ thuộc vào ba yếu tố: sự xúi giục,

cơ hộithiếu độ liêm khiết.

- Sự xúi giục ( áp lực) :Xúi giục được xem như một loại áp lực có thể xuất phát từ chính cá nhân người thực hiện hành vi gian lận hoặc bởi một người nào đó.Loại áp lực xuất phát từ chính bản thân cá nhân người thực hiện gian lận như là :do có nhu cầu về tiền để trang trải các khoản phải trả, hoặc muốn trở nên giàu có nhanh, muốn nổi tiếng, gia đình có người ốm nặng dẫn đến các áp lực về tinh thần hay tài chính…Loại áp lực xuất phát từ một người

khác như là áp lực hoàn thành chỉ tiêu phân tích, duy trì xu hướng hoặc phải tuân lệnh ban điều hành, BGĐ...

- Cơ hội:Cơ hội chính là thời cơ để thực hiện hành vi gian lận.Cơ hội xuất hiện khi không có hoạt động kiểm soát trong công ty hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém.Kiểm soát kém hiệu quả thể hiện ở việc ban hành lạm quyền bỏ qua các biện pháp kiểm soát, không có sự phân tách trách nhiệm, có các thiếu sót trọng yếu trong việc xây dựng các biện pháp kiểm soát, các biện pháp kiểm soát hoạt động không như thiết kế ban đầu...Ngoài ra, khi một người có chức vụ càng cao trong tổ chức thì càng có nhiều cơ hội thực hiện gian lận.Sau đây là một số ví dụ về cơ hội :

 Không ai kiểm kê hàng tồn kho, do vậy hàng tồn kho có thiếu cũng không ai biết.Nên thủ kho dễ dàng có cơ hội thực hiện hành vi gian lận của mình.

 Két tiền mặt thường xuyên quên không khóa mà không ai để ý tới.Việc này sẽ làm cho một số nhân viên có lòng tham nảy sinh ý định trộm tiền.

 Phó giám đốc tài chính có thẩm quyền trong các quyết định đầu tư mà không có bất cứ sự giám sát, kiểm tra nào từ phía người khác.Điều này tạo cơ hội cho phó giám đốc tài chính lạm dụng đặc quyền của mình để thực hiện hành vi gian lận.

-Thiếu độ liêm khiết: Thiếu liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa xúi giục và thời cơ biến thành hành động gian lận.Thông thường, nếu giả sử có hành vi gian lận thì hiếm khi người gian lận lại thừa nhận rằng “tôi lấy tiền hôm nay là do tôi thiếu liêm khiết”.Họ sẽ tìm các cách khác nhau để biện minh cho hành động của mình với ngôn từ có thể chấp nhận được.Ví dụ, người có hành vi gian lận trong việc làm sai lệch hoặc tăng số liệu BCTC,có lý do tin rằng hành vi gian lận chỉ xảy ra trong ngắn hạn,nhưng sẽ trở thành đúng nếu kết quả hoạt động hoặc tình hình tài chính của công ty tốt hơn trong kì tới,hoặc biện minh rằng “tôi chỉ làm theo yêu cầu “.Khả năng xảy ra gian lận sẽ cao hơn nếu cá nhân đó là người “xấu” có thái độ ,tính cách,hoặc đạo

đức cho phép người đó thực hiện hành vi không trung thực. Thực tế khi kinh tế càng phát triển chức năng quản lý và chức năng sở hữu tách bạch.Tính liêm chính của BGĐ là một yếu tố rất cần thiết.Giám đốc không liêm chính gặp những cơ hội hoặc lợi ích kinh tế hoặc những áp lực từ phía chủ đầu tư hoặc cơ quan thuế thì hành vi gian lận có thể xảy ra với xác suất lớn hơn.Hoặc cũng có thể liên quan tới việc thông đồng giữa bộ phận kế toán và BGĐ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 28 - 30)