Chất lượng KTV ở Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 51 - 53)

Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót ở Việt Nam

3.2.1.Chất lượng KTV ở Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu.

Kiểm toán xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 20 năm, đến nay, kiểm toán vẫn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ. Hiện nay, nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng nhưng số lượng KTV còn thiếu và chất lượng kiểm toán chưa đạt trình độ quốc tế. Theo thống kê hàng năm có bình quân 15 công ty thành lập mới, nhưng cũng có từ 5 đến 10 công ty đã ngừng hoạt động vì không đủ số lượng KTV theo luật định là tối thiểu phải có 3 KTV. Một số công ty kiểm toán chỉ quan tâm đến doanh thu mà không đầu tư thỏa đáng vào hoạt động đào tạo KTV. Hơn nữa, việc đào tạo KTV ở Học viện, Trường Đại học chỉ mang tính chất lý luận, chưa sát với thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo KTV ở các công ty kiểm toán thường mang tính chất kinh nghiệm chưa vận dụng lý luận kiểm toán, hoặc việc đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tế ở các hãng kiểm toán. Do đó, việc vận dụng kiến thức vào hoạt động kiểm toán thực tế thường không phù hợp.

Mặt khác, trình độ KTV giữa các công ty còn có sự chênh lệch khá lớn. Phần lớn các KTV có trình độ khá tập trung ở một số công ty kiểm toán lớn như PwC, Delloite… số còn lại chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Minh chứng là số lượng KTV có chứng chỉ quốc tế đang làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán còn khá khiêm tốn mới chỉ đạt 288 người, tập trung ở khoảng 20 công ty lớn. Hơn nữa, một số KTV được đào tạo chuyên nghiệp rồi lại chuyển hướng sang lĩnh vực khác.

Năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của KTV là những yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ. Nhưng việc tuân thủ đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp của nhiều KTV chưa được nhận thức một cách đầy đủ để hình thành ý thức tự giác khi hành nghề. Điều này là một trong những nguyên nhân gây ra việc BCTC mặc dù đã được kiểm toán nhưng vẫn tiềm ẩn những gian lận và sai sót. Mặt khác, chế tài xử lý các KTV không được quy định đầy đủ nên việc phòng ngừa,giáo dục và răn đe chưa có hiệu quả. Trên thực tế, có trường hợp do sức ép phải nộp và công khai BCTC năm đúng hạn, đặc biệt là phải có báo cáo kiểm toán để Đại hội cổ đông, dồn vào các tháng đầu năm nên chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có trường hợp KTV trực tiếp thực hiện hợp đồng kiểm toán do chưa hiểu sâu về lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng dẫn đến sai sót trong nghề nghiệp.

3.2.2.Nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển, càng có nhiều gian lận sai sót tinh vi hơn.

Gian lận không quá khó để thực hiện vì các chuẩn mực kế toán khá linh hoạt, cho phép áp dụng nhiều phương pháp kế toán, nhiều nghiệp vụ mang tính đánh giá chủ quan của nhà quản lý. Nhưng phát hiện gian lận thì lại không phải là chuyện dễ vì đó là gian lận các con số, và không có sự mất mát tài sản hữu hình. Thậm chí, trong nhiều trường hợp khó có thể đánh giá cách hạch toán đó đúng hay sai.

Nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, trình độ của các kế toán viên, các nhà quản lý ngày càng

được nâng cao hơn để đáp ứng những đòi hỏi của nghề nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, việc thực hiện các gian lận sẽ ngày càng trở nên tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn. Điều đó đòi hỏi các KTV phải có những hoài nghi nghề nghiệp nhất định, phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để phát hiện những gian lận trong các BCTC mà mình kiểm toán, đảm bảo uy tín, niềm tin của những người quan tâm.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 51 - 53)