Kỹ thuật thực hiện gian lận trên BCTC

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 31 - 38)

Thực trạng về gian lận và sai sót và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay.

2.2.4.Kỹ thuật thực hiện gian lận trên BCTC

2.2.4.1. Khai cao hay khai khống doanh thu

Khai khống doanh thu là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực nhằm đẩy chỉ tiêu doanh thu lên cao hơn.

Điều này có thể xảy ra trong các tình huống vào thời điểm cuối năm, công ty ghi nhận doanh thu trước khi hàng hóa thật sự được xuất đi để đạt chỉ tiêu doanh thu.Khi xuất hoá đơn vào ngày cuối năm, công ty thực hiện ngay việc hạch toán doanh thu trong khi sang năm mới, hàng hóa mới được xuất đi (phù phép thời gian).Đối với các công ty xuất khẩu, chênh lệch thời gian trên là rất lớn, đẩy doanh thu tăng lên đáng kể.Thủ thuật này cũng dễ dàng áp dụng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bằng cách thay đổi thời gian mức độ hoàn thành dịch vụ.Các công ty có thể kí hợp đồng mua bán với số lượng cao và giá bán tốt với một số công ty mà thực chất là công ty mẹ hoặc các công ty “chị em” trong tập đoàn nhằm tăng doanh số tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho hàng hoá của công ty.Ngoài ra, khi cần đạt chỉ tiêu lợi nhuận ,các công ty có thể thanh lý hàng tồn kho hoặc tài sản cho người quản lý hoặc cổ đông công ty.Nhân viên bán hàng cũng có thể thoả thuận với khách hàng lấy nhiều hàng vào cuối năm.Sau đó trả lại vào năm sau để được thưởng doanh số.Một số công ty thì ghi nhận doanh thu ngay khi khách hàng mới dùng thử sản phâm và có quyền trả lại hàng nếu như không hài lòng, hoặc hàng xuất đi chỉ là hàng gửi bán mà chưa được bán ra.Việc mua hoá đơn cho những chi phí không có thực cũng là một loại gian lận phổ biến.Một số khác có thể là ghi nhận thu thập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất

thường,nhằm tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển của công ty.

Ở Việt Nam, hiện tượng này được thấy rõ ở vụ gian lận của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT).Công ty này có rất nhiều sai phạm khi lãnh đạo công ty đã chỉ đạo chỉnh sửa hồ sơ, sổ sách để chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty có lãi.Theo công văn giải trình kiểm toán năm 2007 của Công ty Kiểm toán AISC chỉ ra những khoản ngoại trừ trọng yếu tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của BBT, thì khoản doanh số khống (ký hợp đồng bán hàng xuất hóa đơn nhưng khách hàng không mua) trong 2 năm 2006-2007 đến hơn 10 tỷ đồng đã được AISC hồi tố lại, biến BBT từ lãi 2,2 tỷ thành lỗ 8,31 tỷ đồng trong báo cáo kiểm toán 2007 được điều chỉnh.Bên cạnh đó, công ty xuất bán phế liệu trong các năm 2006 – 2008 với tổng giá trị 490 triệu đồng nhưng không xuất hóa đơn tài chính.Việc này sẽ làm tăng chỉ tiêu doanh thu của công ty trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Một trường hợp khác là sai phạm của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG).Lợi nhuận ròng trên báo cáo hợp nhất sau kiểm toán của PVG đạt 35,83 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng so với báo cáo trước kiểm toán.Đáng chú ý là đơn vị kiểm toán có ý kiến ngoại trừ việc ghi nhận cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp (PGD), PVG tạm ghi nhận khoản cổ tức 9,28 tỷ đồng của PGD vào doanh thu hoạt động tài chính năm 2010. Tại ngày 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của PGD phê duyệt.Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14)-Doanh thu và thu nhập khác, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông có quyền nhận cổ tức.Nếu công ty áp dụng VAS 14, doanh thu từ hoạt động tài chính và lợi nhuận trước thuế cho năm 2010 sẽ giảm một khoản tương ứng là 9,28 tỷ đồng.

Ghi nhận sai niên độ là việc doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh.Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.

Trong mùa kiểm toán năm 2010, Đơn vị kiểm toán AASCS (Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam) có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt.Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư.UBND sẽ thanh toán cho công ty khi quyết toán dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán.Tuy nhiên, tại BCTC năm 2010, công ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hoàn thành giữa công ty và đội thi công của công ty trong khi UBND tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định UBND thành phố Đà Lạt nghiệm thu.Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/2/2011, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn thống nhất giao cho UBND thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn giá trị công trình hoàn thành để DLR ghi nhận doanh thu.Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn Dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010.

Trường hợp của Bông Bạch Tuyết cũng xảy ra sai phạm ghi nhận sai niên độ.Chẳng hạn như vụ việc ông Tạ Xuân Thọ (Nguyên Tổng giám đốc) đã chỉ đạo điều chỉnh hồ sơ, chứng từ để ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản nhà xưởng 16/2 Âu Cơ từ thời điểm tháng 1/2008 sang niên độ kế toán năm 2007 để hạch toán thu nhập vào năm 2007, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh năm 2007 có lãi.

Che giấu công nợ dẫn đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên BCTC nhằm mục đích khai khống lợi nhuận.Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che giấu.Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có thể thực hiện việc che giấu công nợ và chi phí bằng những cách sau :

- Doanh nghiệp có thể không trích lập dự phòng đối với hàng bị hỏng ,hàng chậm luân chuyển, các khoản nợ khó đòi, hoặc không lập, lập không đủ cho các khoản đầu tư chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán trên thị trường tự do và những khoản đầu tư dài hạn vào các công ty mặc dù có cơ sở đáng tin cậy về việc giảm giá các khoản đầu tư này.

- Vốn hóa chi phí : Doanh nghiệp tiến hành ghi nhận chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng, hoặc sản xuất sản phẩm dở dang được tính vào giá trị tài sản đó nhưng không tuân thủ những điều kiện xác định và pháp luật hiện hành.

- Kế toán có thể phù phép về một số loại chi phí để thay đổi lợi nhuận như là phương pháp khấu hao. Đây là một loại chi phí ước tính của kế toán.Phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản chính vì vậy mà kế toán có thể sử dụng công cụ hữu ích này như kéo dài thời gian sử dụng của tài sản để giảm chi phí, nhằm nâng cao lợi nhuận.

- Doanh nghiệp có thể thay đổi tính phương pháp tính giá hàng xuất kho từ LIFO sang FIFO (trong trường hợp giá thành sản xuất tăng dần) để làm giảm chi phí giá vốn hàng bán, dẫn tới lợi nhuận kế toán tăng lên.

- Hợp lý hoá các khoản chi phí.Chẳng hạn như chi cá nhân được hạch toán vào chi phí của công ty. Kiểu gian lận này được dùng nhiều khi liên quan đến bất động sản và phương tiện đi lại. Những khoản chi hoa hồng, tiền hối lộ, chi phí cho cá nhân, tiền bồi thường hợp đồng sẽ được hợp thức hoá thành các loại chi phí khác nhau.Trên thực tế các loại chi phí này chỉ ở một mức nào đó nhưng vì hợp lý hoá các loại chi phí này mà kế toán có thể phù phép loại chi

phí này.Các chi phí chưa nhận được hoá đơn vẫn không được trích dù đã phát sinh trong kì báo cáo, nhằm làm tăng lợi nhuận và giảm nợ phải trả.Thuế không được tính và kê khai đầy đủ .

Ở Việt Nam, gần đây, dư luận đang nóng lên việc một tập đoàn kinh tế lớn bị sụp, đổ đó là tập đoàn Vinashin.Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và phanh phui ra rất nhiều sai phạm của một số cá nhân đứng đầu tập đoàn này. Trong đó, có Phó Giám đốc Đỗ Đình Côn - Nguyên là kế toán trưởng của công ty cổ phần tàu thủy Hoàng Anh- đã cấu kết với bị can là ông Nguyễn Tuấn Dương - Nguyên tổng giám đốc công ty Hoàng Anh. Hai người đã cấu kết nhằm lập hồ sơ khống mua thép để vay gần 43 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu quốc tế của chính phủ, sau đó đối tượng trên đã dùng khoản tiền vay được cho mục đích khác .Có thế thấy rằng, các kế toán rất giỏi phù phép các khoản chi biến chúng thành những khoản chi rất hợp lý để rồi đến khi sự việc phanh phui thì khoản đi vay để chi đó là những khoản nợ quá hạn và đương nhiên là nếu bị lặp lại nhiều lần thì phá sản là chuyện tất yếu có thể xảy ra.

Trường hợp của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Đường thủy Petrolimex (PJT) thì báo BCTC năm 2010 sau khi được kiểm toán có lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ PJT đạt 10,58 tỷ đồng, giảm 22,74% so với con số 13,7 tỷ đồng đã công bố trước đó. Nguyên nhân điều chỉnh giảm lợi nhuận là do phải trích lập thêm 4,15 tỷ đồng dự phòng đầu tư bị lỗ ở công ty con năm 2010.

Còn Công ty cổ phần Basa ( có mã chứng khoán BAS ) thì đã vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình xây dựng cơ bản, trong khi công trình này đã ngừng xây dựng trong năm 2010. Nếu áp dụng đúng như VSA 16, thì chi phí đi vay này phải tạm ngừng vốn hóa và tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu thực hiện đúng như VSA 16, công ty sẽ gia tăng thêm khoản lỗ với số tiền tương ứng 1,04 tỷ đồng.

Mục đích của việc không khai báo đầy đủ thông tin là để hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng BCTC.Các thông tin thường không thuyết minh rõ ràng như các khoản nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán, thông tin về bên có liên quan hay những thay đổi về chính sách kế toán.Các khoản nợ tiềm tàng sẽ là rủi ro lớn nếu như các khoản nợ này hầu như là các món nợ đến hạn.Còn các thông tin sau ngày khoá sổ kế toán cũng có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định mà KTV phải kịp thời phát hiện và có thuyết minh rõ ràng.Sự thay đổi chính sách kế toán cũng gây ra những hiểu lầm và dẫn đến sai phạm trong việc trình bày và công thông tin trên BCTC.Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi chính sách kế toán trong phương pháp xác định giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận tăng.Ngược lại, chi phí sản xuất có thể bị hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác để làm giảm giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán trong năm tới.

Hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ.Các doanh nghiệp này thường không có những kế toán viên thực hiện những nghiệp vụ chuyên biệt, nguyên tắc bất kiêm nhiệm bị vi phạm nhiều nên việc thông đồng giữa BGĐ và kế toán có thể xảy ra để làm đẹp BCTC. Đó là chưa kể đến những doanh nghiệp mà Giám đốc cũng có thể là kế toán, hoặc thuê kế toán thời vụ khi đến mùa phải nộp BCTC.

Trong báo cáo kiểm toán về BCTC năm 2010 của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), KTV lưu ý người sử dụng đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Điều này giúp cho người sử dụng hiểu được, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên BCTC của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho

người sử dụng thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.

Báo cáo kiểm toán về BCTC năm 2010 của Công ty cổ phần nhựa tân Hoá có mã chứng khoán VKP, KTV phát hành ý kiến kiểm toán ngoại trừ, đồng thời KTV chỉ ra rằng một khoản hàng tồn kho thiếu với giá trị 5,36 tỷ đồng xảy ra ở năm 2009, công ty trình bày số tiền này trên khoản mục phải thu khác của BCTC năm 2010 và đang nhờ cơ quan pháp luật làm rõ. Nếu công ty không thể tìm ra nguyên nhân cho số hàng mất này (vì hơn 1 năm), thì điều này sẽ làm cho khoản lỗ trên khoản mục lợi nhuận chưa phân phối cột đầu năm và cuối năm sẽ gia tăng tương ứng.

2.2.4.5. Định giá sai tài sản

Loại gian lận này thường xảy ra khi các tài sản mua hợp nhất kinh doanh, TSCĐ, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản một số công ty còn thực hiện việc chia tách,hợp nhất, hình thành công ty mẹ công ty con để ghi tăng giá trị tài sản thông qua việc đánh giá lại tài sản theo giá thị trường.

Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS) thông báo BCTC đã kiểm toán năm 2010. Theo báo cáo sau kiểm toán, lợi nhuận sau thuế của HJS đạt 4,78 tỷ đồng trong đó lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 4,54 tỷ đồng. So với mức 6,48 tỷ đồng trước kiểm toán, lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm 30%.Điều đáng lưu ý trong Báo cáo kiểm toán đó là nguyên giá TSCĐ và chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt. Trong bảng thuyết minh BCTC hợp nhất: Dự án công trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư. Công ty căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng TSCĐ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 31 - 38)