Bộ tài chính giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành, bổ sung và hoàn thiện các chuẩn mực.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 54 - 55)

Một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót ở Việt Nam

3.3.1.Bộ tài chính giữ vai trò chủ đạo trong việc ban hành, bổ sung và hoàn thiện các chuẩn mực.

hoàn thiện các chuẩn mực.

Trong những năm gần đây, đặc biệt là đầu thế kỷ 21, khuynh hướng chung trên thế giới là Nhà nước bắt đầu can thiệp sâu vào hoạt động kế toán và kiểm toán.Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy khi Hội nghề nghiệp không đủ sức để duy trì các hoạt động kiểm toán thì sự can thiệp của Nhà nước là tất yếu.

Thật vậy, tại một số quốc gia như Pháp và Nhật Bản, do kênh huy động và tài trợ vốn chủ yếu cho nền kinh tế là từ các ngân hàng hay tổ chức tài chính của nhà nước nên từ khi ra đời đến nay, hoạt động kiểm toán chịu sự chi phối rất lớn của nhà nước. Trong khi đó, tại các quốc gia như Hoa kỳ, từ khi ra đời cho đến đầu thế kỷ 21,Hội nghề nghiệp kiểm toán hoạt động rất mạnh và đã kiểm soát chủ yếu hoạt động kiểm toán. Cho đến năm 2002, Quốc hội Hoa kỳ đã can thiệp sâu vào hoạt động kiểm toán thông qua việc ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley do sự phá sản của các công ty hàng đầu trong đó có lỗi của các công ty kiểm toán. Tóm lại, có thể thấy xu hướng Nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào hoạt động kiểm toán là xu hướng phổ biến trên thế giới và nó là xu hướng phát triển của Việt Nam nhằm bình ổn hoạt động của nền kinh tế trong dài hạn. Chính vì vậy, trong tương lai Bộ Tài chính vẫn nên tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kiểm toán, trong việc ban hành các quy định pháp lý cũng như ban hành các chuẩn mực.

Bộ Tài chính cần xây dựng, quy hoạch và có chiến lược đào tạo bồi dưỡng KTV theo các giai đoạn 5, 10, 15 năm và chiến lược lâu hơn nữa. Bên cạnh đó phải xây dựng nội dung chương trình đào tạo kiến thức cho phù hợp trong từng thời kỳ, từng đối tượng, theo tường mục tiêu kiểm toán hay tổ chức kiểm toán.

Hơn nữa, Bộ Tài chính cần xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán xác định rõ vai trò trách nhiệm của KTV. Đến nay, Luật Kiểm toán độc lập đã có hiệu lực. Luật ra đời đã tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng. Do đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với Hội KTV hành nghề Việt Nam sớm có soạn thảo các thông tư hướng dẫn về việc thi hành luật kiểm toán độc lập.

Hiện nay rất nhiều vụ việc liên quan đến gian lận BCTC dẫn đến sự vỡ nợ và phá sản như ở trong nước điển hình là vụ việc xảy ra ở Công ty Dược Viễn Đông(DVD)... và trên thế giới điển hình là vụ phá sản của Enron... Những vụ việc này đã và đang đặt ra những nghi vấn về trách nhiệm của KTV và làm tăng sự nghi ngờ của công chúng và những nhà đầu tư về tính trung thực của BCTC đã kiểm toán. Sau vụ việc của Enron, công chúng và những nhà chuyên môn đang xem xét lại vai trò và trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót: chuyển từ việc trình bày trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu sang việc bảo vệ quyền lợi của công chúng và những nhà đầu tư. Vì vậy, việc sửa đổi và ban hành các chuẩn mực kiểm toán về trách nhiệm của KTV đối với gian lận và sai sót cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN TRONG VIỆC PHÁT HIỆN SAI SÓT (Trang 54 - 55)