Thực trạng về gian lận và sai sót và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót tại Việt Nam hiện nay.
2.2.3. Các khoản mục thường phát sinh gian lận.
Có thể kể ra một số hoạt động luôn tiềm ẩn các phát sinh gian lận như: Các hoạt động đấu thầu và giao thầu giao dịch không hợp pháp; Hoạt động thanh lý tài sản; Các hoạt động về tiền mặt; Hoạt động mua bán và thanh toán; các hoạt động bất thường; hoạt động phân chia quyền lợi; hoạt động thu mua, khấu hao TSCĐ; hoạt động xảy ra vào thời điểm giao cắt niên độ kế toán…
Bên cạnh đó là các khoản mục thường phát sinh gian lận như:Doanh thu, chi phí; TSCĐ; Hàng tồn kho; Lương phải trả; Tiền và các khoản tương đương tiền.
- Doanh thu, chi phí:Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư thì doanh thu thường bị khai tăng, chi phí bị khai giảm, để lợi nhuận tăng lên nhằm thổi phồng kết quả hoạt động của doanh nghiệp.Ngược lại, doanh thu có thể bị khai thiếu, chi phí bị khai tăng để giảm lợi nhuận, từ đó giảm thuế thu nhập phải nộp.Cũng có thể cá nhân khai khống chi phí để đút túi tiền của doanh nghiệp hoặc ghi những khoản chi phí không hợp lý.
- TSCĐ:Doanh nghiệp khai tăng chi phí mua làm tăng nguyên giá hoặc không ghi doanh thu thanh lý TSCĐ; Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng các phương pháp khấu hao TSCĐ không nhất quán trong một kỳ kế toán nhằm điều chỉnh tăng hay giảm chi phí.
- Hàng tồn kho:Cố tình áp dụng sai phương pháp tính giá, không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Lương phải trả: Khai khống hệ số lương, số lượng người lao động, khối lượng công việc hoàn thành.
- Tiền và khoản tương đương tiền: thường bị khai tăng, nợ phải trả bị khai giảm để tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.