Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1 (Trang 51 - 53)

d. Năng lực cán bộ nhân viên chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động nghiệp vụ

ngân hàng quốc tế

Trong số những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong hoạt động nghiệp vụ NHQT thì nguyên nhân hàng đầu là việc thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh. Bởi vậy giải pháp đầu tiên cần nhắc đến là phải hoàn thiện môi trường pháp lý, tại chuẩn mực cho các ngân hàng phát triển hoạt động nghiệp vụ này.

Nghiệp vụ NHQT có liên quan đến mối quan hệ kinh tế quốc tế cũng như kinh tế trong nước cho nên nó chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia và các thông lệ quốc tế. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần xây dựng một hệ thống luật cụ thể mà điều chỉnh được sự tương quan giữa luật quốc gia và thông là quốc tế làm sao để nó không mẫu thuẫn nhau, không gây ra nhầm lẫn trong hoạt động ngân hàng, là cẩm nang chi tiết cho hoạt động của ngân hàng, phù hợp với tập quán kinh doanh của các ngân hàng nội địa.

Cần sớm có những văn bản pháp lý cho nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu. Có thể là một nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua, người bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C, mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật quốc gia. Để tạo hành lang pháp lý cho giao dịch này, giữa ngân hàng và khách hàng (người yêu cầu mở - người hưởng lợi thư tín dụng), cần ký kết thỏa thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch văn bản.

Để thực hiện có hiệu quả quy chế hiện hành về quản lý ngoại hối, ngân hàng nhà nước cần có những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ trước khi chuyển tiền ra nước ngoài. Vì hiện nay trong thanh toán xuất nhập khẩu, các ngân hàng không được hướng dẫn

cụ thể việc kiểm tra giấy phép nhập khẩu hợp lệ của khách hàng khi phát hành thư tín dụng dẫn tới việc chấp hành quy định này của các ngân hàng thương mại là khác nhau, vì vậy, hậu quả tất yếu là khách hàng lợi dụng sơ hở này để sử dụng cùng một giấy phép nhập khẩu nhưng mang tới nhiều ngân hàng khác nhau để mở L/C với những mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh.

Xét từ tầm quản lý vĩ mô, cũng có thể thấy những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng đều có liên quan chặt chẽ tới chất lượng quy hoạch tổng thể của bộ máy hoạch định chính sách và điều hành chính sách vĩ mô cũng như vi mô.

Rõ ràng, cần có quy chế, văn bản hướng dẫn giao dịch nghiệp vụ NHQT. Giao dịch này tuy là của ngân hàng nhưng liên quan đến nhiều bộ ngành khác như: Bộ thương mại, Tổng cục hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam... Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, nhằm tạo sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành. Các quy chế này phải không trái với thông lệ quốc tế, phù hợp với các bộ luật của Việt Nam và phải tính đến đặc thù về kinh tế - xã hội cũng như tập quán, môi trường đầu tư của nước ta.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w