Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam bao gồm cả các nghiệp vụ NHQT chịu sự điều chỉnh của hai văn bản luật là Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, với đặc thù trong lĩnh vực hoạt động các nghiệp vụ NHQT còn chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật quốc tế, các bộ luật có liên quan như pháp lệnh thương phiếu, luật các công cụ chuyển nhượng... tùy theo từng nghiệp vụ. Điều này làm cho hệ
thống luật pháp cho nghiệp vụ này chồng chéo lên nhau. Ví dụ như tại Việt Nam, hoạt động bảo lãnh ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 đồng thời cũng được điều chỉnh bởi những quy định trong Bộ luật dân sự từ điều 361 đến 371. Nhưng cả hai nguồn luật này đều không quy định cụ thể phát sinh tranh chấp từ hợp đồng bảo lãnh ngân hàng hay từ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thì có thể xem xét các tranh chấp này độc lập với hợp đồng chính (hợp đồng ký kết giữa bên nhận bảo lãnh với bên được bảo lãnh) hay không? Mặc dù cùng mang tính phái sinh và phụ thuộc vào hợp đồng được bảo đảm (hợp đồng chính), nhưng do hợp đồng bảo lãnh ngân hàng và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng có cơ cấu chủ thể mà các quyền, nghĩa vụ tương ứng mang tính độc lập, nên về mặt tố tụng nếu xem tất cả các quan hệ tranh chấp từ các hợp đồng này phụ thuộc vào hợp đồng chính sẽ không hợp lý. Trước đây, theo quy định của Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/ 01/1990 của Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có vi phạm hợp đồng kinh tế được thực hiện cùng với giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 165/1999/NĐCP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm thì quy định trên đây của Nghị định số 17/HĐBT hết hiệu lực thi hành. Đến nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về vấn đề này. Như vậy, nếu xảy ra tranh chấp sẽ rất khó xử cho ngân hàng. Hay với các phương tiện sử dụng trong thanh toán như séc, hối phiếu, lệnh phiếu... cũng chưa có một nguồn luật riêng điều chỉnh. Các văn bản thường được áp dụng như ULC 1931, ULB 1930, pháp lệnh thương phiếu, luật các công cụ chuyển nhượng... còn thiếu đồng bộ, thiếu tính hệ thống, tính khả thi và hội nhập.
điều chỉnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng còn rất hạn hẹp. Đây là điều rất bất lợi vì hiện nay công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại, nếu không có nguồn luật điều chỉnh kịp thời sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng ứng dụng công nghệ, ví dụ như cần có quy định về in ấn, lưu trữ chứng từ điện tử, giao dịch điện tử...