của giá cả ảnh hƣởng không tốt tới tình hình kinh doanh của công ty, việc xác định dự trù chi phí nhu cầu, công tác quản lý hàng tồn kho gặp khó khăn.
Kết luận chƣơng 2
Có thể thấy, TSNH chiếm một phần rất lớn trong tổng giá trị tài sản, đồng thời đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy đã nhận thức rõ ý nghĩa của TSNH và luôn cố gắng tận dụng giá trị của chúng nhƣng nhìn chung, công ty vẫn chƣa khai thác hết tiềm lực của những TSNH hiện đang sở hữu và chƣa có chính sách quản lý loại tài sản này để đem lại lợi nhuận tối đa: Lƣợng tiền mặt hiện có đang ở mức thấp trong khi lƣợng hàng tồn trữ trong kho lại quá cao, gây tốn kém chi phí quản lý và thất thoát vốn, chôn vốn. Số lần quay vòng HTK, các khoản phải thu thấp gây khó khăn cho việc thu hồi, huy động vốn phát triển hoạt động kinh doanh... Công ty cần có những biện pháp cải thiện tình hình trên để quản lý và sử dụng TSNH thật hiệu quả, giảm bớt các chi phí phát sinh không đáng có, từ đó tạo nên mức doanh thu, lợi nhuận cao phục vụ cho mục đích lớn hơn là mở rộng thị phần, quy mô kinh doanh.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THƢƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ KỸ THU T VIỆT
3.1. Chiến lƣợc quốc gia về phát triển ngành kỹ thuật điện tử - truyền thông Đƣa kỹ thuật điện tử - truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Đƣa kỹ thuật điện tử - truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Ứng dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử - truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, DN điện tử, giao dịch và thƣơng mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN. Công nghiệp kỹ thuật điện tử - truyền thông trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trƣởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD vào năm 2020.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật điện tử - truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội.
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phủ trên cả nƣớc, với thông lƣợng lớn, tốc độ và chất lƣợng cao, giá rẻ. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam cung cấp cho ngƣời sử dụng các dịch vụ chất lƣợng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật, giá cƣớc thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng mức bình quân của các nƣớc trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính Nhà nƣớc, chính quyền cấp tỉnh và huyện đƣợc kết nối Internet và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ: 100% số xã trên toàn quốc có điện thoại. 100% các trung tâm giáo dục cộng đồng đƣợc kết nối Internet, 100% viện nghiên cứu, trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có truy nhập Internet tốc độ cao…
Xây dựng và phát triển công dân điện tử
Mở các khoa kỹ thuật điện tử - truyền thông tại các nơi đào tạo kỹ thuật trọng điểm để nâng cao trình độ kỹ thuật điện tử - truyền thông đại trà, đạt chất lƣợng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng..., 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cƣ có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để khai thác tri thức từ Internet. Từng bƣớc đƣa công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị.
Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử
Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Trung ƣơng đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, trên 50% các văn bản đƣợc lƣu chuyển trên mạng, đa số cán bộ, công chức Nhà nƣớc có điều kiện sử dụng thƣ điện tử và khai thác thông
tin trong công việc. 100% các cơ quan của Chính phủ có trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính.... Ngƣời dân và các DN có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép đƣợc thực hiện trực tuyến qua các hệ thống thông tin của các quận, Sở thuộc các tỉnh, thành phố. Xây dựng Chính phủ điện tử tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt mức trung bình khá trong khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, truyền thông trong quốc phòng, an ninh để bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử
Ứng dụng mạnh mẽ kỹ thuật điện tử - truyền thông trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao nhƣ viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch… đảm bảo năng lực quản lý và chất lƣợng dịch vụ của các ngành này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 50 - 70% DN ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trƣờng, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, đánh giá chất lƣợng sản phẩm... Hơn 50% DN tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và đƣợc cấp phép kinh doanh qua mạng...
Phát triển giao dịch và thƣơng mại điện tử
Hình thành và thúc đẩy phát triển môi trƣờng giao dịch và thƣơng mại điện tử. Hình thành các sàn giao dịch thƣơng mại điện tử, mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây truyền cung ứng. Đảm bảo 25 - 30% tổng số giao dịch của các ngành kinh tế đƣợc thực hiện thông qua hệ thống giao dịch và thƣơng mại điện tử.
Phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật điện tử - truyền thông
Đào tạo kỹ thuật điện tử - truyền thông tại các trƣờng đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lƣợng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trƣờng đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trƣờng lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trƣờng đại học, cao đẳng có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Tăng cƣờng chất lƣợng và số lƣợng giảng viên công nghệ thông tin và truyền thông ở các trƣờng đảm bảo tỷ lệ dƣới 15 sinh viên có 1 giảng viên. Các trƣờng sƣ phạm cung cấp đủ số lƣợng giáo viên dạy tin học cho các trƣờng học trong cả nƣớc.
(Nguồn: Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chiến lược phát triển kỹ thuật điện tử và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại và Dịch vụ Kỹ thuật Việt vụ Kỹ thuật Việt
Tài sản ngắn hạn chiếm trên 90% trong giá trị tổng tài sản của công ty, chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng TSNH sao cho vừa tiết kiệm vừa hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tái sản xuất kinh doanh của công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH đƣợc coi là điều kiện tiên quyết để công ty tăng doanh thu, thị phần, từ đó tăng lợi nhuận phục vụ mở rộng quy mô kinh doanh. Bởi vậy, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong những năm tới, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại và Dịch vụ Kỹ thuật Việt đã định ra cho mình phƣơng hƣớng hoạt động và phát triển nhƣ sau: