Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt (Trang 48 - 58)

III. hoản phải thu ngắn

2.2.3.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty

2.2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Năm 2012, chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành của công ty đạt 4,73 lần, tăng 0,68 lần so với năm 2011, điều này có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 4,73 đồng TSNH. Năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 39,94 lần, tăng 35,21 lần so với năm 2012, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn giờ đây đã đƣợc đảm bảo bởi 39,94 đồng TSNH. Có

sự tăng lên đột ngột nhƣ vậy là do năm 2013 công ty đã sử dụng tiền mặt để thanh toán phần lớn các khoản nợ cũ và mới cho nhà cung cấp, nợ ngắn hạn giảm mạnh từ 492.746.650 đồng ở năm 2011 xuống còn 38.514.257 đồng.

Biểu đồ 2.4: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012, 2013)

Nhìn chung thì hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn lớn hơn 1, cho thấy TSNH của công ty luôn có khả năng dƣ thừa để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao là hợp lý bởi nó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nhƣ kinh doanh thƣơng mại thì chỉ tiêu này cao và ngƣợc lại. Tuy nhiên, việc chỉ tiêu hiện nay của công ty quá cao so với mức bình thƣờng đồng nghĩa với việc có một lƣợng lớn TSNH tồn trữ (chính là lƣợng HTK không bán đƣợc chiếm một phần rất lớn trong tổng TSNH và tăng lên qua các năm, tăng từ 65,71% ở năm 2011 lên 84,24% ở năm 2013), phản ánh việc sử dụng TSNH nói chung và HTK nói riêng không hiệu quả vì bộ phận này bị tích trữ, tồn đọng lâu dài, không vận động, không sinh lời. Công ty cần có chính sách quản lý và sử dụng TSNH hợp lý, giảm lƣợng HTK, thu nợ kịp thời tránh nguồn vốn ứ đọng quá lâu để hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Nên duy trì hệ số khả năng thanh toán hiện hành ở mức từ 1,5 đến 2 là hợp lý nhất, vừa đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn cho nhà cung cấp, vừa đảm bảo nguồn TSNH đƣợc sử dụng hiệu quả và không lãng phí.

hả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 là 1,86 lần, tăng 0,39 lần so với năm 2011, tức là 1 đồng nợ đƣợc đảm bảo bằng 1,87 đồng TSNH có khả năng thanh khoản cao. Năm 2013, chỉ tiêu này đạt 6,3 lần, tăng 4,43 lần so với năm 2012, có nghĩa là 1 đồng nợ giờ đây đƣợc đảm bảo bằng 6,3 đồng TSNH có khả năng thanh khoản cao. Dù đã loại bỏ HTK (loại tài sản chiểm hơn 80% trong tổng TSNH) khỏi danh mục các loại TSNH dùng để trả nợ nhƣng hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn ở mức cao và tăng lên qua các năm. Một phần là vì công ty đã tích cực tăng lƣợng tiền mặt dự trữ để đảm bảo trả nợ bằng cách kích thích tăng lƣợng sản phẩm bán ra và thu hồi các khoản nợ từ phía khách hàng, một phần là vì công ty đã cố

4,05 4,73 39,94 0 10 20 30 40

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

nhiều bởi vốn vay và tránh áp lực từ lãi vay (Nợ ngắn hạn giảm hạn giảm mạnh từ 492.746.650 đồng ở năm 2011 xuống còn 38.514.257 đồng ở năm 2013).

Biểu đồ 2.5: Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012, 2013)

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh phản ánh rõ hơn khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty bởi nó đã loại bỏ đi HTK, HTK là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, không phải lúc nào công ty cũng có thể bán hàng ra thị trƣờng thu về tiền mặt để kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh thì vẫn chƣa thể đánh giá chính xác nhất khả năng thanh toán đúng hạn của công ty bởi vẫn còn tồn đọng một vài rủi ro về khoản phải thu khách hàng, nếu khoản nợ này đến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSNH và đã đến hạn mà chƣa thu hồi đƣợc thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên trên thực tế thì khả năng thanh toán nhanh của công ty trong cả ba năm đều ở mức lớn hơn 1, cho đến hiện giờ công ty vẫn quản lý khá tốt công tác thu hồi nợ và trả nợ của mình.

hả năng thanh toán tức thời

Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 là 1,29 lần, tăng 0,43 lần so với năm 2011, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,29 đồng tiền và tƣơng đƣơng tiền. Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2013 là 4,64 lần, tăng 3,35 lần so với năm 2011, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 4,64 đồng tiền và tƣơng đƣơng tiền. Năm 2012, công ty tăng cƣờng các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền lên 517.224.842 đồng, tăng 17,01% so với năm 2011 (Bằng cách sử dụng các chƣơng trình khuyến mại, hậu mãi để tăng lƣợng hàng bán ra và thu hồi các khoản nợ từ phía khách hàng), cộng với việc công ty đã giải quyết hết khoản nợ ngắn hạn 100.000.000 đồng nên tổng nợ ngắn hạn cũng giảm, vì vậy khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011. Năm 2013, khả năng thanh toán tức thời của công ty vẫn tăng dù tiền mặt giảm (Công ty dùng một lƣợng lớn vào đầu tƣ nâng cấp, mua mới TSCĐ và nhập mua thêm nhiều loại hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh), nguyên nhân chủ yếu là do khoản nợ ngắn hạn phải trả giảm mạnh, hơn nữa công ty giải quyết các khoản nợ phải thu tốt hơn hẳn so với những năm trƣớc nên

1,47 1,86 6,30 0 2 4 6 8

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

công ty nhận lại đƣợc một lƣợng vốn tạm thời bị chiếm dụng (Khoản phải thu khách hàng giảm từ 228.021.392 đồng ở năm 2012 xuống còn 60.862.922 đồng ở năm 2013).

Biểu đồ 2.6: hả năng thanh toán tức thời của công ty giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012, 2013)

Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của công ty luôn lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty khá tốt, công ty đã biết điều chỉnh luồng tiền vận động ra vào sao cho vừa đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn, vừa đảm bảo có đủ tiền dự trữ phục vụ cho hoạt động kinh doanh hàng ngày. Tuy nhiên, lƣợng tiền mặt trong két của công ty ba năm qua có dấu hiệu giảm mạnh và hiện đang ở mức khá thấp, công ty sẽ gặp khó khăn nếu muốn tận dụng cơ hội đầu tƣ mở rộng quy mô kinh doanh hay cần tiền để trang trải cho các biến động, rủi ro đột xuất trên thị trƣờng. Chính vì vậy, công ty cần có giải pháp nhanh chóng tăng lƣợng tiền mặt dự trữ vì đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, loại công cụ giao dịch phổ biến nhất, dự trữ một lƣợng tiền mặt hợp lý sẽ tăng khả năng ổn định kinh doanh, khả năng độc lập về tài chính và đề phòng những biến động thất thƣờng có thể xảy ra cho công ty.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu

Biểu đồ 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012, 2013)

Chỉ tiêu này đo lƣờng mức độ đầu tƣ vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh thu cần thiết, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt, đồng thời đánh giá hiệu quả chính sách tín dụng của công ty. Dựa vào số liệu tổng hợp đƣợc

0,86 1,29 4,64 0 1 2 3 4 5

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lần 4.64 6.66 8.27 77.6 54.08 43.53 0 20 40 60 80 100

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày

Vòng quay các khoản phải thu

Thời gian thu tiền trung bình

trong Biểu đồ 2.7 trên đây, ta có thể thấy số lần các khoản phải thu quay vòng ngày một tăng, cụ thể:

Năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu là 6,66 vòng, tăng 2,02 vòng so với năm 2011. Năm 2013, chỉ tiêu này đạt 8,27 vòng, tăng 1,61 vòng so với năm 2012. Tuy mức tăng khá nhẹ, chỉ tăng từ 1 – 2 vòng một năm nhƣng việc số vòng quay các khoản phải thu ngày một tăng qua các năm cũng là điều đáng mừng. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong năm 2012 doanh thu thuần của công ty tăng nhẹ 1,10% trong khi đó các khoản bán chịu cho khách hàng giảm xuống 8,92%. Sang đến năm 2013, tuy doanh thu thuần có giảm đi 24,97% nhƣng các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng lại giảm một lƣợng lớn tƣơng ứng với 73,31%, khoản phải thu này giảm từ hơn 200.000.000 VNĐ xuống còn hơn 60.000.000 VNĐ (Do công ty muốn huy động tiền mặt cho việc đầu tƣ mở rộng quy mô), nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu thuần (1.194.513.500 đồng) nên số vòng quay các khoản phải thu vẫn tăng.

Số vòng quay các khoản phải thu tăng dần chứng tỏ hiệu quả công tác thu hồi các khoản nợ của công ty đã tốt lên, công ty cũng đã cẩn thận hơn trong việc chọn lựa khách hàng và chấp nhận điều kiện bán chịu. Điều này dẫn đến việc thời gian bán chịu ngắn hơn hay công ty ít bị chiếm dụng vốn hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Những nguồn vốn của công ty đang tạm thời lƣu lại tại những DN khác đƣợc thu hồi càng nhanh, tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu càng lớn, công ty càng có nhiều tiền để tận dụng cho các kế hoạch đầu tƣ.

Thời gian thu tiền trung bình

Vòng quay các khoản phải thu tăng, tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền tăng dẫn đến thời gian thu tiền trung bình giảm dần qua các năm. Năm 2012, Thời gian thu nợ trung bình là 54.08 ngày, giảm 23,52 ngày so với năm 2011. Sang năm 2013 thời gian thu nợ trung bình là 43,53 ngày, giảm 10,55 ngày so với năm 2012. Có thể hiểu năm 2011, công ty phải mất trung bình xấp xỉ 71 ngày (gần 2 tháng rƣỡi) để thu hồi một khoản nợ từ phía khách hàng, thời gian công ty bị khách chiếm dụng vốn khá lâu, nếu thu hồi đƣợc nợ sớm hơn công ty đã có đủ lƣợng tiền dự trữ để tận dụng hết các cơ hội đầu tƣ trên thị trƣờng lúc đó. Chính vì vậy kể từ năm 2012, công ty quyết định thắt chặt chính sách tín dụng bằng cách rút ngắn thời hạn tín dụng (Thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhận tiền hàng) từ 50 ngày xuống 30 ngày, đồng thời tăng chiết khấu thanh toán trong vòng 10 ngày từ 2% lên 5% để khuyến khích việc thanh toán sớm, tăng giá trị tài sản đảm bảo từ 20% lên 40% trên tổng giá trị đơn hàng, chỉ chấp nhận cấp tín dụng thƣơng mại cho những khách hàng có thời gian trả nợ trung bình từ 30 đến 40 ngày. Bên cạnh đó, công ty cũng quản lý kỹ hơn các khoản phải thu, đồng thời đốc thúc khách hàng sớm trả nợ khiến thời gian thu nợ trung bình giảm đáng kể. Thời gian thu nợ năm 2012, 2013 tốt hơn so với những năm trƣớc thể hiện cách

thức quản lý các khoản phải thu hiệu quả hơn, công ty đã tận dụng khéo hơn chính sách bán chịu của mình trong việc thiết lập các mối quan hệ với đối tác, số vốn bị chiếm dụng đƣợc thu về sớm, công ty sẽ có khả năng trả nợ sớm hơn nhằm nâng cao uy tín kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2013 thời gian thu tiền trung bình của công ty là xấp xỉ 44 ngày (gần 1 tháng rƣỡi), thời gian này vẫn là quá lâu cho một công ty nhỏ có thể thu hồi lƣợng vốn bị chiếm dụng. Công ty công ty cần có những chính sách cải thiện khả năng quản lý các khoản phải thu để giảm bớt đƣợc gánh nặng chi phí quản lý, thu hồi khoản mục này và tăng tốc độ luân chuyển tiền, từ đó tăng lợi nhuận, đồng thời hiệu quả sử dụng các TSNH cũng tăng.

2.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2012 (C) Chênh lệnh giữa 2012/2011 (B)-(A) 2013/2012 (C)-(B) Vòng quay hàng tồn kho (ĐVT: Vòng) 1,27 1,05 0,77 (0,22) (0,27)

Thời gian luân chuyển kho

trung bình (ĐVT: Ngày) 283,66 344,37 466,55 60,71 122,18

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 20112013)

Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2012, vòng quay HTK của công ty là 1,05 vòng, giảm 0,22 vòng so với năm 2012. Năm 2013, con số này là 0.77 vòng, giảm 0,27 vòng so với năm 2012. Tuy số vòng quay HTK của công ty chỉ giảm nhẹ qua các năm nhƣng số lần quay vòng HTK trong một năm để tạo ra doanh thu thực sự quá ít, năm 2013, HTK thậm chí còn chƣa hoàn thành một vòng quay để thu về hết số vốn bỏ ra. HTK ứ đọng ngày một nhiều (lƣợng HTK tăng 13,21% trong năm 2013) khiến một lƣợng vốn lớn bị lãng phí tại đây và phát sinh thêm nhiều chi phí quản lý, bảo quản hàng hóa không cần thiết (Hiện tại công ty tốn từ 20 đến 25 triệu mỗi năm cho công tác này, nếu lƣợng HTK giảm thì chi phí bỏ ra sẽ giảm). Vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy năng lực quản trị HTK ngày càng kém, hoạt động và chiến lƣợc kinh doanh của công ty năm cũng chƣa thực sự hiệu quả nên số lƣợng hàng hóa bán ra chỉ đủ gỡ vốn chứ chƣa thể đem về lợi nhuận.

Thời gian luân chuyển kho trung bình

Năm 2012, thời gian luân chuyển kho trung bình là 344,37 ngày, tăng 60,71 so với năm 2011. Năm 2013, con số này là 466,55 ngày, tăng 122,18 ngày so với năm 2011. Ta có thể hiểu rằng thời gian cần thiết để công ty có thể thanh lý đƣợc hết số lƣợng HTK của mình ngày càng tăng, đồng nghĩa với nó là việc hàng hóa không tiêu thụ đƣợc bị bỏ lại trong kho ngày càng nhiều, thời gian lƣu kho ngày càng lớn. Dẫu

biết với tính chất của một DN kinh doanh thƣơng mại thì công ty luôn phải giữ lƣợng hàng tồn kho ở mức khá cao để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hàng hóa chất lƣợng cho thị trƣờng khi hàng hóa đó đang đƣợc ƣa chuộng hay để kịp thời cung cấp các đơn hàng mang lại lợi nhuận cao, nhƣng việc để hàng tồn trong kho quá lâu nhƣ vậy (466,55 ngày, gần 1 năm rƣỡi) không những ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng hóa mà còn đến doanh thu của công ty. HTK là tài sản có tính thanh khoản không cao, nếu không biết cách sử dụng hiệu quả sẽ dễ dẫn tới tình trạng tồn kho ứ đọng, hàng tồn đọng lâu sẽ mất dần giá trị, chất lƣợng, làm phát sinh thêm rất nhiều khoản phụ phí để quản lý, bảo quản, tránh hỏng hóc, hƣ hại. Công ty cần có biện pháp thúc đẩy lƣợng hàng bán ra, thúc đẩy tốc độ luân chuyển HTK, làm tăng số vòng quay HTK hay nói cách khác làm giảm số ngày ngày lƣu kho bình quân để thu về lợi nhuận nhằm mở rộng quy mô sản xuất mà không mất quá nhiều chi phí đầu tƣ hay phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.

2.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2013 (C) Chênh lệnh giữa 2012/2011 (B)-(A) 2013/2012 (C)-(B) Vòng quay tài sản ngắn hạn (ĐVT: Vòng) 0,90 0,82 0,70 (0,08) (0,12)

Thời luân chuyển tài sản

ngắn hạn (ĐVT: Ngày) 400,21 439,37 516,73 39,16 77,36 Hệ số đảm nhiệm tài sản

ngắn hạn (ĐVT: lần) 1,11 1,22 1,44 0,11 0,22

Tỷ suất sinh lời tài sản

ngắn hạn (ĐVT: %) (1,18) 0,27 0.22 1,45 (0,05)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh năm 20112013)

Vòng quay tài sản ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung số vòng quay TSNH của công ty qua các năm có xu hƣớng giảm và đều ở mức thấp (dƣới 1 vòng). Số vòng quay năm 2012 là 0,82 vòng, giảm 0,08 vòng so với năm 2011, ta có thể hiểu rằng với 1 đồng TSNH đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, công ty thu đƣợc 0,82 đồng doanh thu thuần. Tƣơng tự nhƣ vậy, năm 2013, cứ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt (Trang 48 - 58)