Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, công ty có thể sử dụng hình thức bao thanh toán (factoring) “Đây là nghiệp vụ mà theo đó những công ty thƣờng xuyên bán chịu hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt (Trang 77 - 78)

(factoring). “Đây là nghiệp vụ mà theo đó những công ty thƣờng xuyên bán chịu hàng hóa sẽ bán lại những khoản phải thu cho một công ty chuyên môn làm nghiệp vụ thu hồi nợ. Nhờ có sự chuyên môn hóa việc thu hồi nợ nên sau khi mua lại các khoản phải thu, công ty mua nợ có thể nâng cao đƣợc hiệu suất thu hồi nợ và giảm chi phí thu hồi nợ nhờ lợi thế về quy mô. Về phía công ty bán nợ, sau khi bán các khoản phải thu sẽ khỏi bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh”.

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính Doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, tr.188)

3.4.3. Phương pháp quản lý hàng tồn kho

Hiện nay, HTK chiếm số lƣợng và tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu TSNH của công ty (trên 84%) và có xu hƣớng tăng dần so với những năm trƣớc. Tồn kho ở mức cao luôn tồn tại những rủi ro gây thiệt hại lớn và gây lãng phí cho công ty. Chính vì vậy, công ty cần áp dụng ngay một chính sách thích hợp để quản lý HTK ngay từ các đơn đặt hàng với khối lƣợng dự trữ chỉ ở mức cần thiết.

Phân chia HT để dễ dàng trong việc quản lý

Tồn kho có thể chia thành nhiều loại:

Cách thứ nhất là chia tồn kho theo hình thức vật lý của nó, gắn liền với các giai đoạn của quá trình sản xuất thành tồn kho nguyên liệu, tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho thành phẩm.

Cách thứ hai là chia tồn kho theo giá trị đầu tƣ vốn của chúng. Cách chia tồn kho theo giá trị nhằm tập trung sự chú ý và quản lý vào những loại tồn kho nào có giá trị cao hoặc dễ thất thoát.

(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính Doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, tr.173)

Xác định lƣợng tồn kho hiệu quả

Để xác định lƣợng tồn kho hiệu quả, Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thƣơng mại và Dịch vụ Kỹ thuật Việt có thể tham khảo mô hình quyết định lƣợng đặt hàng kinh tế EOQ (Economic Order Quantity). Nó là lƣợng đặt hàng tối ƣu sao cho chi phí tồn kho thấp nhất. Trong mô hình phân tích, ta sẽ quyết định lƣợng đặt hàng tối ƣu cho một loại tồn kho nào đó dựa trên cơ sở ƣớc lƣợng mức sử dụng, chi phí đặt hàng và chi phí duy trì tồn kho.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt (Trang 77 - 78)