Thực trạng tài sản của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt (Trang 38 - 42)

- Dịch vụ tƣ vấn, lắp đặt thiết bị kỹ thuật văn phòng

2.2.1. Thực trạng tài sản của công ty

2.2.1.1. Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013

Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2011 – 2013

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012, 2013)

-400000000 0 400000000 800000000 1200000000 1600000000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đồng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận sau thuế

1500 1600 1700 1800 1900 2000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T riệu Đồng Tài sản ngắn hạn 0 4 8 12 16 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T riệu Đồng Tài sản dài hạn

Bảng 2.2: Tình hình biến động tài sản của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: VNĐ

Phần tài sản Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch giữa năm 2011 và 2012

Chênh lệch giữa năm 2012 và 2013

Tuyệt đối Tƣơng đối

(%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2) A. Tài sản ngắn hạn 1.995.397.629 1.890.726.511 1.538.414.649 (104.671.120) (5,25) (352.311.862) (18,63) B. Tài sản dài hạn 373.107 15.616.672 9.116.680 15.243.565 4085,57 (6.499.992) (41,62) Tổng tài sản 1.995.770.736 1.906.343.183 1.547.531.329 (89.427.555) (4,48) (358.811.854) (18,82)

Nhìn chung, tổng tài sản của công ty qua các năm có xu hƣớng giảm. Cụ thể là năm 2012, tổng tài sản của công ty đạt 1.906.343.183 đồng, giảm 89.427.555 đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với 4,48%. Năm 2013, tổng tài sản tiếp tục giảm mạnh hơn, con số là 1.547.531.329 đồng, giảm 358.811.854 đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với 18,82%. Tổng tài sản giảm do sự biến động của TSNH và tài sản dài hạn.

Tài sản dài hạn: TSDH của công ty chỉ bao gồm hai khoản mục là TSCĐ và chi

phí trả trƣớc dài hạn. TSDH của công ty năm 2012 đạt 15.616.672 đồng, tăng 15.243.565 đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với 4085,57%. Do công ty không phải công ty sản xuất mà chỉ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại nên khoản đầu tƣ cho TSCĐ không quá lớn. Năm 2011, khoản mục TSCĐ của công ty bằng 0 do trong năm loại tài sản này đã khấu hao hết giá trị. Tuy nhiên, tài sản này vẫn có khả năng sử dụng đƣợc nên công ty tốn thêm một khoản phí trả trƣớc dài hạn là 373.107 đồng cho việc bảo trì, sửa chữa để sử dụng tài sản đến hết năm. Sang năm 2012, công ty chỉ còn khoản mục TSCĐ trong chỉ tiêu TSDH của mình. TSCĐ đầu năm 2012 là 19.950.000 đồng do công ty đầu tƣ thay thế một số thiết bị, máy móc, nội thất văn phòng cũ. Đến cuối năm TSCĐ mới bị hao mòn giá trị 4.333.328 đồng nên giá trị còn lại là 15.616.672 đồng. Năm 2013, TSDH tiếp tục giảm do hao mòn lũy kế của TSCĐ mua đầu năm 2012. Tài sản dài hạn của công ty năm 2013 là 9.116.680 đồng, giảm 6.499.992 đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với 41.62%.

Tài sản ngắn hạn: TSNH của công ty năm 2012 đạt 1.890.726.511 đồng, giảm

104.671.120 đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với 5,25%. Sang năm 2013, TSNH đạt 1.538.414.649 đồng, tiếp tục giảm 352.311.862 đồng, tƣơng ứng với 18,63% so với năm 2012. Có thể hiểu nguyên nhân của sự sụt giảm này là do: Thứ nhất, tình hình kinh doanh năm 2012, 2013 của công ty không mấy khởi sắc so với những năm trƣớc. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm lần lƣợt 24,97% và 30,02% so với năm 2012 khiến lƣợng tiền thu về giảm. Thứ hai, lƣợng HTK chƣa đƣợc dự trữ một cách hợp lý (HTK chiếm gần 2/3 trong tổng giá trị TSNH), trong khi doanh thu giảm 24,97%, số lƣợng hàng bán ra giảm, hàng trong kho vẫn ứ đọng nhiều thì lƣợng HTK lại tăng thêm 13,21%. Thứ ba, việc thu hồi các khoản phải thu trong năm 2013 khá tốt, các khoản phải thu giảm hơn 70% khiến lƣợng vốn bị chiếm dụng giảm, công ty thu thêm tiền về để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho ngƣời bán (Khoản phải trả ngƣời bán giảm từ 392.746.650 đồng trong năm 2012 xuống còn 38.514.257 đồng) và đầu tƣ thêm vào HTK, điều này khiến lƣợng tiền mặt giảm mạnh 65,46%. Nhìn chung, TSNH giảm chủ yếu do tác động từ sự sụt giảm tiền và các khoản phải thu. Tuy nhiên, để có thể đƣa ra những đánh giá chính xác và chi tiết hơn về tình hình TSNH của công ty thì ta cần tiến hành các bƣớc xem xét cụ thể từng khoản mục cấu thành nên TSNH.

2.2.1.2. Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012 – 2013

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012 – 2013

Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2011 (A) Năm 2012 (B) Năm 2012 (C) Chênh lệnh giữa 2012/2011 (B)-(A) 2013/2012 (C)-(B) . Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản 99,98 99,18 99,41 (0,8) 0,23 B: Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản 0,02 0,82 0,59 0,8 (0,23)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2011, 2012, 2013)

Cùng với sự biến động của tổng tài sản, TSNH và TSDH của công ty cũng có những thay đổi nhất định xuyên suốt ba năm qua. Từ Bảng 2.3 ở trên ta có thể khẳng

định TSNH luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Điều này hoàn toàn hợp lý với một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại và cung cấp dịch vụ (Nhập khẩu và bán lẻ linh kiện máy tính, thiết bị văn phòng, lập trình máy vi tính, cung cấp dịch vụ tƣ vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính...), công ty luôn phải dự trữ một lƣợng tiền mặt và HTK nhất định để giúp cho hoạt động mua, bán hàng hóa đƣợc diễn ra liên tục, đồng thời việc các khoản phải thu hình thành khi cho khách hàng mua chịu hàng hóa là điều không thể tránh khỏi khi muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh.

Năm 2012, tỷ trọng TSNH trong tổng tài sản là 99,18%, giảm 0.8% so với năm 2011, trong khi đó tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản là 0,82%, tăng một lƣơng tƣơng ứng 0,8% so với năm 2011. Lý do là sang năm 2012, công ty đầu tƣ mua sắm mới thiết bị, máy móc, nội thất phục vụ cho hoạt động kinh doanh khiến TSDH tăng, hình thành sự thay đổi trong cơ cấu tài sản. Sang năm 2013, tỷ trọng TSNH tăng lên 99,41% còn tỷ trọng TSDH giảm xuống 0,59%, mức tăng giảm tƣơng ứng là 0,23%. Nguyên nhân là bởi khấu hao lũy kế của những TSCĐ mua đầu năm 2012 làm giảm giá trị TSDH.

Nhìn chung, tỷ trọng TSNH và TSDH trong cơ cấu tài sản của công ty không có chuyển biến gì lớn. Sau những đợt tăng, giảm nhẹ qua ba năm 2011 – 2013 thì TSNH vẫn chiếm trên 99% tổng tài sản của công ty. Có thể thấy TSNH chiếm một phần vô cùng quan trọng trong cơ cấu tài sản của công ty. Nếu so sánh thì tỷ trọng TSNH của công ty quá lớn so với tỷ trọng TSDH, dù đặc thù ngành nghề kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ của công ty phù hợp với việc duy trì lƣợng TSNH lớn, nhƣng công ty cũng cần đầu tƣ thêm vào TSDH nhƣ trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng nhà kho, xây dựng thêm cửa hàng... để hƣớng tới mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần cố gắng sao cho TSNH đƣợc đƣa vào sử dụng hợp lý để kiếm lợi nhuận cao nhất đồng thời tìm cách sử dụng hiệu quả lƣợng TSNH hiện có.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)