Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1 Về phƣơng pháp định lƣợng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm gingko biloba (Trang 78 - 81)

- Năm 2012, Liang Haidong và cộng sự đã công bố nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp gôm arabic, maltodextrin và protein đậu nành để tạo thành microencapsul

Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1 Về phƣơng pháp định lƣợng

4.1. Về phƣơng pháp định lƣợng

Phương pháp HPLC với các thông số đã khảo sát đạt tính thích hợp của hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ đúng và độ lặp lại. Tính đặc hiệu của phương pháp HPLC cho phép xác định thời gian lưu tương đối của kaempferol và isorhamnetin gián tiếp thông qua quercetin. Do đó, có thể tính hàm lượng flavonoid glycosid còn lại của chế phẩm khi chỉ có 1 chất chuẩn quercetin.

Ngoài ra, sử dụng 1 chất chuẩn giúp giảm chi phí trong kiểm nghiệm và sản xuất. Do đó có thể sử dụng phương pháp này trong tiêu chuẩn cơ sở để định lượng flavonoid glycosid còn lại trong chế phẩm thuốc tiêm ginkgo biloba.

So với nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hương, phương pháp định lượng có một số thay đổi. Đỗ Thị Thu Hươngđịnh lượng bằng cột C18 dài 12,5cm nên thời gian lưu ngắn hơn so với đề tài nghiên cứu này (sử dụng cột C18 dài 25cm), tuy nhiên có sự giống nhau giữa tỷ lệ giữa thời gian lưu của quercetin và thời gian lưu của kaempferol là 1,7 lần và tỷ lệ giữa thời gian lưu của quercetin và thời gian lưu của isorhamnetin là 1,9 lần [4].

Dược điển Trung Quốc sử dụng phương pháp HPLC với cột C18, detector UV bước sóng 360 nm (trong khi đó, BP 2014 sử dụng bước sóng 370 nm - đây là một đỉnh hấp thụ UV của quercetin), hệ số chuyển đổi giữa quercetin sang flavonoid glycosid là 2,51 (kém chính xác hơn so với hệ số 2,514 mà BP 2014 đưa ra).

4.2. Về xây dựng công thức bào chế tiêm thuốc tiêm ginkgo biloba

Công thức bào chế được xây dựng trong đề tài nghiên cứu này và đề tài nghiên cứu Đỗ Thị Thu Hương tiến hành đều dựa trên cơ sở khảo sát các yếu tố bao gồm: dung môi, pH, loại đệm, chất chống oxy hóa và đường. Tuy nhiên có sự khác nhau lớn giữa 2 quá trình nghiên cứu như sau:

68

- Lựa chọn dung môi: trong đề tài này dung môi được lựa chọn là 20% PG và 10% 2-pyrolidon, đề tài Đỗ Thị Thu Hương lựa chọn hệ dung môi là 20% PG và 10% PEG 400. Theo bảng khảo sát 3.12 hệ dung môi 20% PG-10% PEG 400 sử dụng ổn định ở điều kiện thực trong 2 tháng, còn các điều kiện khác (ánh sáng, tủ vi khí hậu, đun sôi 8 giờ) đều xuất hiện vẩn. Trong nghiên cứu mà Đỗ Thị Thu Hương tiến hành có đánh giá cảm quan sau khi để ngoài ánh sáng xuất hiện vẩn, và để điều kiện thường sau 3 tháng dung dịch vẫn trong, kết quả này khớp với bảng khảo sát 3.12, tuy nhiên Đỗ Thị Thu Hương chưa xem xét hết các điều kiện bảo quản nên lựa chọn hệ dung môi 20% PG - 10% PEG 400, điều này dẫn đến các đánh giá tiếp sau sử dụng hệ dung môi PG – PEG400 làm chế phẩm kém ổn định [4].

- Lựa chọn pH và hệ đệm:nghiên cứu củaĐỗ Thị Thu Hương và nghiên cứu này có kết quả giống nhau về khoảng pH ổn định chế phẩm là từ 6,0 đến 7,5. Tuy nhiên, điểm khác là nghiên cứu này lựa chọn pH dựa trên phần mềm tối ưu.

- Lựa chọn chất chống oxy hóa: nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hương cũng lựa chọn phối hợp 2 chất chống oxy hóa là natri metabisulfit và dinatri edetat, nhưng không lựa chọn phương pháp tối ưu hóa để xây dựng công thức thuốc tiêm ginkgo biloba.

- Lựa chọn đường sorbitol:khóa luận của Đỗ Thị Thu Hương không chỉ rõ nguyên nhân lựa chọn đường C cũng như tại sao dùng lượng 10%. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này đã tiến hành so sánh việc sử dụng các loại đường mannitol, sorbitol, xylitol ở nồng độ 10% và lựa chọn sử dụng sorbitol rồi sau đó tối ưu hóa lượng đường sorbitol sử dụng để công thức ổn định nhất có thể.

Sau khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trong xây dựng công thức thuốc tiêm

ginkgo biloba, lựa chọn được 4 biến đầu vào để tiến hành thiết kế thí nghiệm dùng

phần mềm MODDE 9.0: thiết kế thí nghiệm với 4 biến đầu vào và 2 biến đầu ra, lựa chọn phương pháp phân tích mặt đáp, thiết kế hợp tử tại tâm gồm 27 thí nghiệm trong đó có 3 thí nghiệm ở tâm. Tiến hành pha mẫu, định lượng hàm lượng flavonoid glycosid còn lại, thu được kết quả thực nghiệm. Các kết quả này được xử lý bằng phần

69

mềm InForm v.3.1 và FormRulers v.2 thu được bảng các giá trị tối ưu cho biến đầu vào trong công thức thuốc tiêm ginkgo biloba (bảng 3.22).

Bởi đặc tính của cao ginkgo biloba là nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ, nên ngoài việc bổ sung chất chống oxy hóa thì qui trình pha chế, bao bì đóng gói, điều kiện tiệt khuẩn đều rất quan trọng. Do vậy, sau khi có công thức tối ưu, việc tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của bao bì, sục khí nitrogen khi đóng ống để nâng cao hàm lượng flavonoid glycosid còn lại còn lại, đồng thời lựa chọn chất bảo quản và phương pháp tiệt khuẩn thích hợp là rất cần thiết. So sánh với kết quả khóa luận của Đỗ Thị Thu Hương, kết quả có một số điểm khác biệt sau:

- Khóa luận Đỗ Thị Thu Hươngkết luận không có sự khác nhau giữa 2 phương pháp lọc tiệt khuẩn và dùng nhiệt để tiệt khuẩn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nhiệt độ và chất bảo quản đến độ ổn định của thuốc tiêm khá rõ ràng.

- Xét về tính ổn định lâu dài của chế phẩm, nên lựa chọn tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc trong điều kiện nhà xưởng phù hợp.

4.3. Về dự thảo tiêu chuẩn thành phẩm thuốc tiêm ginkgo biloba và theo dõi độ ổn định của thuốc ổn định của thuốc

Sau khi dự thảo qui trình pha chế thuốc tiêm ginkgo biloba, nghiên cứu đã tiến

hành dự thảo tiêu chuẩn thành phẩm như mục 3.5 dựa trên cơ sở tiêu chuẩn thuốc tiêm thuốc tiêm nói chung.

Quá trình theo dõi độ ổn định: quá trình pha chế thuốc tiêm với qui mô nhỏ 1000 ống 2 ml trong điều kiện pha chế không kiểm soát cấp độ sạch nên chưa đánh giá được ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn tới chỉ tiêu độ vô khuẩn và nội độc tố.

Nghiên cứu tiến hành theo dõi độ ổn định về hàm lượng flavonoid glycosid còn lại của thuốc tiêm ginkgo biloba được 3 tháng với 3 điều kiện điều: điều kiện thường, điều kiện lão hóa cấp tốc 40 ± 2oC và 50 ± 2oC của thuốc.

70

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm gingko biloba (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)