Năm 2008, Đỗ Thị Thu Hương đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm ginkgo biloba”[4]. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng công thức chế phẩm thuốc tiêm ginkgo biloba với thành phần:
Cao ginkgo biloba (CP 2005) 17,5 mg
Dung môi A 1,0 ml
Dung môi B 0,5 ml
Natri edetat 0,5 mg
Đường C 0,5 mg
Dung dịch đệm phosphat pH=6,0 Nước cất pha tiêm vđ 5,0 ml
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng flavonoid glycosid là HPLC theo tiêu chuẩn CP 2005, nghiên cứu đã theo dõi độ ổn định trong 3 tháng của chế phẩm.
Tuy nhiên, công thức này chưa đạt được độ ổn định mong muốn khi bào chế ở qui mô lớn.
1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài
21
1.5.2.1. Các nghiên cứu về phương pháp định lượng và thành phần hóa học cao ginkgo biloba.
Theo sự phát triển của phương pháp định lượng, khi tiến hành định lượng thành phần flavonoid nói chung rồi thành phần flavonoid glycosid trong cao ginkgo biloba nói riêng, các nhà khoa học đã dần khám phá ra thành phần hóa học phong phú của cao ginkgo biloba.
- Năm 1988, Daigle và Conkerton đã nghiên cứu về phương pháp HPLC định lượng flavonoid. Detector UV được coi là công cụ sử dụng rất phổ biến và mạnh nhất lúc đó [17].
- Năm 1993, Sticher đề xuất phương pháp tiêu chuẩn hóa thuốc từ dược liệu là hợp chất flavonol. Sau đó Li và Fitzloff sử dụng phương pháp HPLC với detector mảng diod để so sánh flavonol aglycon trong các chế phẩm thuốc và công bố phương pháp định lượng terpen lacton và flavonol aglycon bằng HPLC với detector tán xạ bay hơi (evaporative light scattering detection - ELSD) [59]. Tiếp sau đó Kressmann và cộng sự định lượng flavonoid toàn phần trong thuốc, phương pháp HPLC bắt đầu có giá trị áp dụng với các chế phẩm Ginkgo biloba trên thị trường thuốc tại Mỹ [40].
- Năm 2004, Dubber, Kanfer và công sự nghiên cứu xác định 5 thành phần: rutin, quercetin, quercitrin, Kaempferol và isorhamnetin sử dụng phương pháp HPLC, cột C18 (250 x 2 mm) ở 45 0C, pha động là hỗn hợp acetonitril: acid formic (0,3 %) với tốc độ dòng 0,4 ml/phút, sử dụng detector mảng quang học diod. Kết quả cho phương pháp này tuyến tớnh trờn phạm vi nồng độ là 3-26 àg/ml cho tất cả cỏc flavonoid và giới hạn định lượng các thành phần của cao ginkgo biloba lần lượt là 2,76; 0,77; 1,11; 1,55 và 1,03 àg/ml đối với rutin, quercetrin, quercetin, kaempferol và isorhamnetin. Phương pháp được phát triển và sử dụng để định lượng các chế phẩm rắn đường uống từ cao Ginkgo biloba. Ưu điểm của phương pháp là độ chính xác cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn [24], [25].
22
- Theo Dubber và cộng sự, định lượng terpenoid bằng detector tán xạ bay hơi có nhiều ưu điểm hơn cả, ít tốn kém, phù hợp để phân tích các hợp chất không bay hơi và chứa nhóm mang màu yếu như các ginkgolid [23].
- Năm 2008, Yang Zhao và cộng sự định hướng nghiên cứu phương pháp định lượng đồng thời các thành phần trong ginkgo biloba bằng LC-MS/MS.
- Năm 2009, Teris A. van Beek và Paola Montoro đã báo cáo tổng kết các phân tích hóa học và kiểm soát chất lượng của cao ginkgo biloba chiết xuất từ lá cây bạch quả một cách toàn diện như sau: Từ năm 2001, hơn 3000 nghiên cứu về ginkgo biloba, trong đó có khoảng 400 nghiên cứu về phân tích hóa học. Cùng thời gian này hơn 2500 bằng sáng chế được nộp liên quan đến thành phần flavonoid glycosid, terpenoid (các ginkgolid và bilobalid), biflavones, proanthocyanidins, alkylphenol và polyprenols.
Việc tách và phát hiện các hợp chất được tiến hành bởi RP-HPLC với ELSD, RI hoặc MS; hoặc phương pháp GC/FID hoặc GC/MS.
- Năm 2010, Hu Jun và cộng sự đã chứng minh sự phù hợp của phương pháp thủy phân cao Ginkgo biloba bằng acid, xác định tổng lượng flavonoid trong huyết tương thỏ bằng HPLC mảng diod có thể áp dụng trong nghiên cứu dược động học thuốc [34].
Nhƣ vậy:
Sự phát triển của công nghệ đã giúp các nhà khoa học tìm ra thành phần cao ginkgo biloba ngoài các hợp chất flavonoid glycosid còn có terpenoid và acid ginkgolic.
Các phương pháp định lượng kể trên đều phát triển từ phương pháp HPLC đã được đưa vào dược điển, nhưng sử dụng detector hiện đại hơn detector UV trong dược điển như detector khối phổ, tán xạ bay hơi ... nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định. Ví dụ: với mục tiêu tiết kiệm thời gian định lượng, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp định lượng đồng thời các thành phần của cao ginkgo biloba là LC- MS/MS.
Bên cạnh đó, các phương pháp định lượng nhanh hỗ trợ trong nghiên cứu dược động học thuốc có giá trị khoa học rất lớn.
23
1.5.2.2. Các nghiên cứu về thuốc viên chứa cao ginkgo biloba
Kể từ khi tác dụng của cao ginkgo biloba được công bố, có rất nhiều chế phẩm chứa cao ginkgo biloba ra đời, ban đầu là dạng viên nang và viên nén. Song song với việc bào chế thuốc dạng viên, các nhà khoa học tìm cách đánh giá sinh khả dụng của thuốc dùng theo đường uống. Sau đây là một số kết quả:
- Năm 2004, Lena và Philip đã tiến hành nghiên cứu về độ ổn định của flavonoid từ cao ginkgo biloba và chế phẩm viên nén trong đường tiêu hóa mô phỏng. Kết quả cho thấy các flavonoid bị phân hủy thành các glycosid aglycon, rồi thành aglycon. Đối với các chế phẩm viên nén theo đường tiêu hóa, thành phần flavonid bị phân hủy bởi men tiêu hóa là rất lớn [45].
- Năm 2005, Dubber tiến hành nghiên cứu xác định đồng thời flavonoid glycosid và aglycon trong chế phẩm đường uống chứa ginkgo biloba bằng HPLC EI-MS[25].
- Năm 2008, Shinji Shimada và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bào chế dạng gingko biloba nano cải thiện đáng kể khả năng hấp thu và tác động lớn đến chức năng não bộ [58].
- Năm 2012, Liang Haidong và cộng sự đã công bố nghiên cứu về việc sử dụng kết hợp gôm arabic, maltodextrin và protein đậu nành để tạo thành microencapsul chống lại quá trình oxy hóa cao Ginkgo biloba một cách hiệu quả, sử dụng làm nguyên liệu cho viên nang [43].
Như vậy, vấn đề sinh khả dụng của cao ginkgo biloba khi uống thấp được lý giải là do các flavonoid glycosid bị phân hủy bởi men tiêu hóa. Từ đó, các nhà bào chế đã và đang cố gắng chuyển cao ginkgo biloba dạng bột sau chiết xuất thành dạng nano hoặc dạng microencapsul để bảo vệ dược chất tránh sự phân hủy do men tiêu hóa. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao.
1.5.2.3. Các nghiên cứu về thuốc tiêm chứa cao ginkgo biloba
Với mong muốn tăng sinh khả dụng của thuốc, các nhà bào chế đã nghiên cứu đưa cao dược liệu vào thuốc tiêm. Tuy nhiên, với yêu cầu tiêu chuẩn rất cao của thuốc
24
tiêm, không phải nguyên liệu cao ginkgo biloba nào cũng có thể bào chế được. Dưới đây là một vài nghiên cứu về thuốc tiêm chứa cao ginkgo biloba:
- Năm 1995, giáo sư Klaus- Peter Schwabe đã được cấp bằng sáng chế với dạng thuốc tiêm đông khô [57] với 2 ống:
Ống đông khô có chứa: 50,0 mg dịch chiết ginkgo biloba + 94,7 mg mannitol.
Điều chỉnh pH bằng natri hydroxyd 6N tới pH = 4,0 - 4,4.
Ống dung môi sử dụng cho tiêm: 26,0 mg dinatri hydrophosphat + 2974,0 mg nước cất pha tiêm.
- Năm 2003, sự chuẩn bị dung dịch chiết xuất cao ginkgo biloba làm thuốc tiêm được cấp bằng sáng chế [72]. Sáng chế đã trình bày về thành phần cao ginkgo biloba được sử dụng làm thuốc tiêm có flavonoid glycosid chiếm 24-60%, ginkgolid chiếm 6- 15% trọng lượng. Cao ginkgo biloba được hòa tan trong dung môi ethanol-nước có tỷ lệ từ 0,1 đến 0,4:1.Quá trình thao tác: cao ginkgo biloba được hòa tan trong ethanol, khuấy từ từ và thêm gelatin 2-5% đến khi xuất hiện kết tủa, lọc vô trùng. Điều chỉnh pH từ 3,5 đến 7,5 và thêm các chất chống oxy hóa 0,05-0,2%. Phương pháp tiệt khuẩn là dùng nhiệt 110-115oC trong 20-30 phút.
- Năm 2011, để tạo ra nguyên liệu cho thuốc tiêm có chất lượng cao, Chunjian Zhao và cộng sự đã nghiên cứu phương pháp chiết xuất ginkgo biloba bằng carbon dioxyd lỏng siêu tới hạn.
- Năm 2012, sáng chế về quá trình tạo dung dịch ginkgo biloba sử dụng cho thuốc tiêm ra đời [71]. Theo sáng chế này, dung dịch ginkgo biloba trong nước dùng làm thuốc tiêm được chuẩn bị như sau: Pha dung dịch gelatin 0,1 – 0,3 %, hòa cao ginkgo biloba vào dung dịch này, lọc và làm khô cao ginkgo biloba trong chân không thu được hỗn hợp terpenoid và flavonoid glycosid (thường có tỷ lệ 1:4).
- Năm 2012, thuốc tiêm hỗn hợp cao ginkgo biloba và dipyridamole được cấp bằng sáng chế [71] có thành phần gồm:
Cao ginkgo biloba 0,38% – 0,46 % Dipyridamole 0,036% - 0,044%
25 Natri edetat 0,03% - 0,05%
Chất chống oxy hóa và nước cất pha tiêm vừa đủ 100%
pH dung dịch 3,5 đến 4,0 Nhƣ vậy:
Các nghiên cứu về thuốc viên chỉ ra rằng sự hấp thu thuốc qua đường uống có sinh khả dụng không cao.Điều này mở ra 2 hướng nghiên cứu mới gồm có: bào chế dạng nguyên liệu ginkgo biloba tránh sự phân hủy của thuốc trong đường tiêu hóa như dạng nano hoặc nghiên cứu thuốc tiêm nhằm mục đích tăng sinh khả dụng.
Hầu hết các bằng sáng chế về thuốc tiêm ginkgo biloba có nguồn gốc nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Trong nước, chỉ có duy nhất một nghiên cứu về thuốc tiêm ginkgo biloba, tuy nhiên công thức chưa thực sự ổn định. Do đó, tiếp tục nghiên cứu và xây dựng công thức thuốc tiêm ginkgo biloba để ứng dụng vào sản xuất trong nước là cần thiết.
26