Sự phân hủy ginkgo biloba do phản ứng thủy phân là một trong những con đường phân hủy chính của thuốc do hợp chất terpenoid chứa vòng lacton.
Phản ứng thủy phân được xúc tác bởi ion hydrogen, các tác nhân là acid và base có trong dung dịch thuốc. Vì thế bào chế thuốc tiêm cần điều chỉnh pH đến khoảng giá trị pH mà dược chất ổn định nhất. Ngoài ra, việc điều chỉnh pH còn nhằm mục đích làm tăng độ tan của dược chất, giảm đau, giảm kích ứng khi tiêm [1], [14].
Sự có mặt của nước trong dung dịch hoặc không khí ẩm tham gia tích cực vào phản ứng thủy phân. Do đó trong công thức thuốc tiêm, người ta thường thêm dung môi như PG, glycerin, ethanol, PEG 300, PEG 400... để thay thế một phần hay toàn bộ lượng nước trong dung dịch. Bên cạnh đó, các dung môi này còn là môi trường tốt để hòa tan hay phân tán nhiều dược chất trong cùng một dung dịch thuốc tiêm [1], [14]. Tuy nhiên, các dung môi này có thể chứa tạp chất (ion kim loại, peroxid, ...) là xúc tác cho phản ứng thủy phân và oxy hóa dược chất, ví dụ như PEG có cấu trúc peroxid là một tác nhân oxy hóa dược chất. Do đó, trong quá trình pha chế thuốc tiêm ginkgo biloba cần khảo sát sự ảnh hưởng của các dung môi hoặc hỗn hợp dung môi nhằm hạn
chế thủy phân, tăng độ tan và ổn định thuốc tiêm ginkgo biloba trong điều kiện bảo
quản thích hợp.
Dùng chất diện hoạt cũng có thể làm giảm sự thủy phân. Nguyên nhân là do phân tử dược chất được phân tán trong lòng các micell tạo bởi chất diệt hoạt, nên ngăn cản sự tiếp xúc của dược chất với nước, làm giảm sự thủy phân [14].
Tạo dẫn chất: dược chất dễ bị thủy phân là do cấu trúc hóa học có nhóm chức dễ tham gia phản ứng thủy phân, do đó có thể thay thế nhóm thế dễ thủy phân băng các nhóm thế thích hợp trong cấu tạo phân tử mà không làm thay đổi tác dụng cũng là một biện pháp tăng độ ổn định cho chế phẩm. Tuy nhiên, việc tạo dẫn chất đối với cao
18
ginkgo biloba không làm được vì cao ginkgo biloba là hỗn hợp nhiều thành phần chưa
xác định được công thức.
Chuyển dạng bào chế: thuốc tiêm bột đông khô. Nghiên cứu của giáo sư Klaus- Peter Schwabe năm 1995 cho ra đời công thức thuốc tiêm đông khô thành phần cao
ginkgo biloba [57].
Bên cạnh các biện pháp kể trên, cần kiểm soát các yếu tố xúc tác cho phản ứng thủy phân bao gồm:
+ Nhiệt độ: có thể là yếu tố xúc tác cho phản ứng thủy phân dược chất, thông thường khi nhiệt độ phản ứng tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2-5 lần. Để hạn chế tác động của nhiệt độ trong quá trình bào chế, cần lựa chọn điều kiện tiệt khuẩn và bảo quản thích hợp [14].
+ Ánh sáng có thể xúc tác cho phản ứng thủy phân, nên hạn chế sự tiếp xúc với ánh sáng trong quá trình bào chế, bảo quản và lưu mẫu.
+ Ion kim loại có mặt trong dung dịch cũng có tác động lên sự thủy phân dược chất, nên sử dụng nước cất pha tiêm, bổ sung chất tạo phức chelat để khóa các ion kim loại còn sót lại trong dung dịch.
+ Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc tiêm trong suốt quá trình bảo quản, do đó cần lựa chọn bao bì có chất lượng tốt, có thể xử lý bề mặt để hạn chế sự nhả thành phần không mong muốn vào dung dịch thuốc tiêm.