Cơ chế ba bên trong pháp luật lao động Việt Nam 1 Trong việc xây dựng chính sách, pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 49 - 54)

2.3.1 Trong việc xây dựng chính sách, pháp luật lao động

Thực tế ở Việt Nam vấn đề vận dụng cơ chế ba bên trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật lao động chủ yếu được thực hiện ở cấp Trung ương và cũng chỉ ở cấp này thì mới nói đến việc xây dựng các chính sách, pháp luật lao động theo đúng nghĩa, còn cấp địa phương cụ thể là cấp tỉnh thì việc xây dựng chính sách, pháp luật lao động không nhiều mà chủ yếu là triển khai việc thực hiện các quy định của Trung ương. Trong những năm gần đây

việc lấy ý kiến tham gia xây dựng chính sách, pháp luật lao động, đặc biệt là xây dựng các văn bản pháp luật của các cấp, các ngành, các chủ thể có liên quan được các cơ quan Nhà nước quan tâm. Đối với hoạt động của cơ quan Quốc hội, Chính phủ khi xây dựng dự thảo các văn bản đặc biệt trong lĩnh vực lao động luôn tổ chức các hoạt động lấy ý kiến đóng góp của các bên (người sử dụng lao động, người lao động), hiện nay phần lớn những dự thảo được các cơ quan này đăng tải trên website của cơ quan mình, bất cứ người dân, những người có nhu cầu tìm hiểu đều có thể tiếp cận và tham gia đóng góp một cách tư do, dễ dàng. Để góp ý vào dự thảo các văn bản của Quốc Hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội có thể truy cập vào trang

http://duthaoonline.quochoi.vn/. Tại đây có nhiều dự thảo Luật, Pháp lệnh

mà chúng ta có thể đóng góp ý kiến.

Để góp ý vào dự thảo các văn bản của Chính phủ có thể truy cập vào trang

http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,2091855&_dad=portal&_s chema=PORTAL, tại đây cũng có nhiều dự thảo Nghị định, Quyết định lấy ý

kiến đóng góp công khai.

Trong dịp Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng chúng ta cũng thấy là dự thảo các văn kiện trình Đại hội được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các ngành các cấp trong đó có đại diện của Người sử dụng lao động, Người lao động đều tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện. Với một nước mà Đảng Cộng sản lãnh đạo như ở Việt Nam thì đường lối chính sách của Đảng đặc biệt là các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc có ý nghĩa quan trọng để các cơ quan Nhà nước cụ thể hoá thành pháp luật, trong đó có lĩnh vực lao động. Đây là một cơ hội để tham gia ý kiến đóng góp vào đường lối, chủ trương, chính sách về lao động, nếu có tâm huyết và có lập luận khoa học thì việc đóng góp ý kiến sẽ góp phần xây dựng

đường lối, chủ trương, chính sách về lao động có tính khả thi bảo đảm được yêu cầu khách quan cho sự phát triển của xã hội, trong đó có sự phát triển của lĩnh vực lao động.

Trong hoạt động của mình Chính phủ thường xuyên mời đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam dự các phiên họp thường kỳ của Chính phủ khi Chính phủ bàn về các vấn đề có liên quan, ở đây đại diện của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam được phát biểu quan điểm của cơ quan mình và Chính phủ qua đó tham khảo trước khi đưa ra quyết định theo thẩm quyền. Đồng thời Chính phủ thường xuyên thông báo cho các bên về những vấn đề liên quan tới lĩnh vực lao động. Khi xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chính phủ mời đại diện Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…tham gia ban soạn thảo, tham gia ý kiến đóng góp, các ý kiến đóng góp là kênh thông tin tham khảo quan trọng để Chính phủ xem xét trước khi ban hành hoặc trình Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành.

Thực tế ở nước ta là Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội không phải là cơ quan soạn thảo dự án Luật, pháp lệnh; với Chính phủ cũng không phải là cơ quan soạn thảo Nghị định mà việc soạn thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định thì được giao cho cơ quan bộ, ngành có liên quan là cơ quan chủ trì phối hợp cùng các cơ quan khác tham gia soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định … để trình cơ quan cấp trên theo đúng trình tự xây dựng văn bản đã được quy định trong Luật. Khi một cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp cùng các cơ quan khác thì trong mọi khâu của quá trình soạn thảo thì các bên có sự đóng góp ý kiến của mình để soạn thảo các dự án. Trong lĩnh vực lao động khi Bộ lao động được giao chủ trì soạn thảo thì các bên tham gia có đại diện của Người sử dụng lao động, đại diện của Người lao động tham gia

đóng góp. Thực tế việc tham gia cũng được thực hiện một cách linh hoạt, đó có thể là việc tổ chức hôị nghị để các bên cùng ngồi lại với nhau cùng trao đổi để đi đến thống nhất chung, cũng có thể là các bên tham gia được gửi taì liệu để nghiên cứu sau đó có ý kiến bằng văn bản gửi cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tổng hợp, thực tế là việc góp ý được thực hiện bằng cả hai cách trên.

Trong cơ chế ba bên, Liên minh HTX Việt Nam được Chính phủ công nhận là tổ chức đại diện cho giới chủ sử dụng lao động ở Việt Nam (Nghị định 145). Liên minh HTX Việt Nam đã thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lao động, xây dựng các chính sách về lao động và quan hệ lao động, tổ chức thực hiện chính sách về lao động và các vấn đề khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của các bên theo đúng quy định cuả pháp luật một cách có hiệu quả. “Tính từ năm 1997 đến nay, Công đoàn, đại diện người sử dụng lao động đã tham gia với Nhà nước xây dựng hơn 200 văn bản quy phạm pháp luật” [17, tr 61].

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng về mặt pháp lý thì có nhiều quy định sự tham gia của các bên trong việc xây dựng chính sách pháp luật về lao động và thực tế việc tham gia của các bên ngày càng trở nên phổ biến, mặc dù sự tham gia đóng góp của các bên không phải điều gì cũng được cơ quan soạn thảo ghi nhận và đưa vào dự thảo, đôi khi dự thảo mang tính chủ quan của cơ quan chủ trì soạn thảo. Nhưng phải thừa nhận là việc quy định phải tham khảo ý kiến các bên liên quan và sự góp ý thực tế của các bên trong thời gian qua đã góp phần làm cho các quy định pháp luật về lao động ngày càng thể hiện ý chí của các bên, qua đó các quy định mang tính khả thi ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi để các quan hệ lao động phát triển.

Theo các quy định của Hiến pháp thì việc tham gia xây dựng chính sách trong đó có lĩnh vực lao động chúng ta có thể thấy khá rõ như tại Điều 53 thì có thể hiểu người lao động được tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương thì cũng có nghĩa trong đó có các vấn đề về lao động. Tại Điều 10 Công đoàn cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tham gia quản lý Nhà nước và xã hội thì trong đó có hoạt động xây dựng chính sách về lĩnh vực lao động. Trong luật tổ chức Chính phủ còn quy định cụ thể hơn (Điều 39) “Khi xây dựng dự án Luật, pháp lệnh và nghị quyết, nghị định, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Mặt trận Tổ quốc việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có liên quan góp ý kiến”. Trong luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã cũng có những quy định cụ thể về việc các bên tham gia xây dựng chính sách pháp luật.

Các quy định về cơ chế ba bên được thể hiện tại: Điều 10 Hiến pháp (1992), Điều 53 Luật Tổ chức Chính phủ năm (1992), Điều 39 Luật công đoàn (1990), Điều 5 Luật hợp tác xã (2003), Điều 45 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm (2008), Điều 4 Nghị định 145/2004/NĐ-CP, Thông tư liên tịch của Bộ lao động – thương binh và xã hội - Tổng liên đoàn lao động Việt Nam số 04/2006/TTLT-BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 21/6/2006 Hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 1 Nghị định số 145/2004/NĐ- CP ngày 14/7/2004 của Chính phủ, Quyết định 68/2007/QĐ-TTg ngày 17/5/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quan hệ lao động, Công văn số 2021/VPCP-PC ngày 27/5/1998, Nghị định 8/1998/NĐ- CP ngày 22/1/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 có nhiều điều quy định việc tham khảo ý kiến ba bên trong việc ban hành và tổ

chức thực hiện các chính sách pháp luật về lao động như điều 57, 132, 95, 106, 150, 156, 158, 164, 181...

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ cơ chế ba bên trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)