Được quy định trong Bộ luật lao động 2002 tại các Điều 55, Điều 56, Điều 57.
Vấn đề tiền lương được coi là vấn đề quan trọng nhất mà người lao động hướng tới, vì vậy vấn đề tiền lương luôn được các bên quan tâm, Chính phủ bằng quy định của mình ban hành thang bảng lương, mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ…đồng thời cũng quy định việc tham khảo ý kiến các bên trước khi có sư điều chỉnh, tuy nhiên với NSDLĐ thì có xu hướng là trả theo mức tối thiểu, bên cạnh đó Nhà nước cũng không dự liệu được sự thay đổi của giá cả, giá cả thường là tăng, mức tăng nhanh hơn mức tăng lương, nên vấn đề tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm và thường sảy ra tranh chấp dẫn tới mâu thuẫn đình công… với vai trò của mình Liên đoàn lao động thường xuyên có ý kiến đóng góp cho việc điều chỉnh lương phù hợp với thực tế để bảo vệ quyền lợi họp pháp cho người lao động nhưng việc đóng góp nhiều khi không được đáp ứng kịp thời.
Theo quy định thì việc nghiên cứu đề xuất việc điều chỉnh lương Chính phủ giao cho bộ lao động chủ trì phối hợp cùng các bộ ngành liên quan soạn thảo, lấy ý kiến của các bên liên quan Hiện nay, việc cải cách tiền lương đang gặp nhiều khó khăn vì thường gắn chặt với tăng lương tối thiểu, song việc
tăng lương tối thiểu lại bị hạn chế bởi tiền lương tối thiểu còn gắn chặt với các chính sách xã hội. Mỗi lần tăng lương tối thiểu lại phải tăng các khoản trợ cấp liên quan đến các đối tượng xã hội. Liên quan tới chi ngân sách thì Bộ tài chính có đề xuất ý kiến, nhưng với một ngân sách ít như Việt Nam thì việc tăng lương theo yêu cầu của các bên khó thực hiện, nên ý kiến của các bên liên quan trong lĩnh vực này khó làm thay đổi được ý kiến của Bộ tài chính.
Cơ chế ba bên ở đây có kết quả lại chính là ở cấp cơ sở, doanh nghiệp, với hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định thì ở doanh nghiệp nào tổ chức công đoàn mạnh thì ở đó vấn đề tiền lương, thu nhập của NLĐ có cơ hội được cải thiện.